Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng kéo dài trên 7 ngày. Máu kinh có thể nhiều hoặc ít tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Tình trạng này có thể đi kèm với những cơn đau bụng kinh dữ dội ở phần bụng dưới khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Máu thường có màu đỏ sẫm, kèm các tế bào chết ở niêm mạc âm đạo và tử cung bị bong tróc.
Dấu hiệu của rong kinh
- Có kinh kéo dài trên 7 ngày.
- Xuất huyết nặng trong kỳ kinh nguyệt, cụ thể là bạn phải thay băng vệ sinh mỗi giờ một lần do xuất huyết và tiếp diễn liên tục trong nhiều giờ.
- Về ban đêm, kinh nguyệt ra nhiều và vẫn phải thay băng liên tục.
- Mệt mỏi, thở dốc, có những triệu chứng của thiếu máu nếu như rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài.
- Máu kinh đóng thành từng cục lớn và hay bị đau bụng dưới.
Nguyên nhân gây rong kinh
Rong kinh cơ năng: Rong kinh cơ năng thường hay gặp nhất là thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh của phụ nữ. Trong độ tuổi sinh sản, thường xuất hiện nhất là sau khi sinh, dùng thuốc phá thai và dùng các loại thuốc tránh thai. Đặc biệt, rong kinh tập trung ở những phụ nữ có nguy cơ cao bị béo phì, sinh con nhiều lần, tăng cân, hút thuốc lá, sắp mãn kinh, đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan mạn, bệnh tim, thận, bệnh lupus đỏ…
Rong kinh do nguyên nhân thực thể: Là do tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: U xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, liên quan đến thai nhi, bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)… Ngoài ra một số thuốc tránh thai cũng có thể gây rong kinh, nhất là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp.
Rong kinh có nguy hiểm không?
Nhiều người thắc mắc bị rong kinh có sao không, có để lại biến chứng nguy hiểm gì không. Đây chỉ là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như đã kể trên.
Nếu rong kinh khiến chị em bị mất máu quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khiến cơ thể:
- Thiếu máu: do giảm hồng cầu, giảm oxy đến các mô dẫn đến khó thở, xanh xao, suy nhược và mệt mỏi
- Các cơn đau dữ dội: Đôi khi rong kinh còn đi kèm đau bụng kinh khiến chị em không thể làm được việc.
- Máu kinh có màu đen, bị ứ trong tử cung và phần phụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Nếu nguyên nhân rong kinh do các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung hay hội chứng buồng trứng đa nang, ung thư tử cung… không chữa trị kịp thời có thể gây vô sinh.
Vì vậy, nếu thời gian rong kinh nhiều, trải qua nhiều chu kỳ kinh vẫn gặp hiện tượng này, chị em nên chủ động thăm khám để can thiệp kịp thời, phòng ngừa nguy cơ vô sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe
Theo Ths.BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh - Trưởng khoa khám chuyên gia: rong kinh là tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên không vì thế mà chị em chủ quan.
- Chị em nên đến các cơ sở y tế thăm khám nếu có triệu chứng chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc thiếu máu, hoặc máu kinh bất thường.
- Nên theo dõi kinh nguyệt bằng các ứng dụng hoặc lịch theo dõi để kiểm soát chu kỳ
- Nên chia sẻ các thông tin và vấn đề gặp phải trong chu kỳ với bác sĩ chuyên khoa
- Thăm khám định kỳ phụ khoa 6 tháng/lần
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên thay băng vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn
- Nếu phải sử dụng thuốc nên sử dụng theo đúng liều chỉ định
Chị em tham khảo lịch khám tại Khoa Khám Chuyên gia của bệnh viện:
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Tổng đài đặt khám: 1900 6922
Đặt lịch qua website: http://datkham.benhvienphusanhanoi.vn/
Ứng dụng Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3ahl0KL
Kênh Youtube Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3evh4t3
Kênh Tiktok: https://vt.tiktok.com/rvXtAe/
Cơ sở 1: Số 929 Đường La Thành, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 10 Quang Trung,
Thu Linh - Tổ Truyền thông