Vào tuần thứ 20, kích thước của bé liên tục tăng trưởng. Vì vậy, phần bụng mẹ bầu dần tiếp tục lớn lên. Trong giai đoạn này, nhiều chuyển biến trong nhận thức và hành động của em bé sẽ khiến mẹ và gia đình bất ngờ. Nếu bạn muốn biết nhiều hơn về sự phát triển và tăng trưởng của bé ra sao khi thai chuyển sang tuần 20 thì đừng bỏ qua bài viết này của Meiji nhé.
Sự phát triển của thai 20 tuần tuổi
Khi bước sang tuần thai 20, mẹ và bé đã ở cạnh nhau được nửa chặng đường của thai kỳ. Sự thay đổi kỳ diệu về kích thước, cân nặng và cơ thể sẽ khiến mẹ cảm nhận sâu sắc hơn về nghĩa vụ thiêng liêng của người phụ nữ.
Trọng lượng và kích thước khi thai được 20 tuần
Bé tiếp tục phát triển về chiều dài khoảng 16.4 cm và nặng đến 300g. Vào tuần thai tiếp theo, con số này vẫn sẽ liên tục thay đổi mạnh mẽ.
Có nên siêu âm thai 20 tuần không?
Siêu âm thai thường giúp bác sĩ và bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của em bé ra sao. Ngoài ra, còn nhiều thông tin khác cũng được cung cấp cho bạn qua mỗi lần siêu âm ở phòng khám.
Đầu tiên, cơ quan nội tạng của bé chưa hoàn thiện. Bạn sẽ chỉ nhìn thấy những dòng chảy của tĩnh mạch và tim rõ nét nhất. Qua đó, bác sĩ sẽ phán đoán thai nhi có đang hoạt động bình thường hay không. Trong lần siêu âm này, toàn bộ dấu hiệu bất thường liên quan đến tủy sống, não, tim, cơ hoành sẽ được phát hiện.
Siêu âm sẽ giúp bạn đo lường sự tăng trưởng của em bé và xem thử bé có đang phát triển đúng theo thang đo hay không. Dựa vào chỉ số này, bác sĩ sẽ phán đoán ngày dự sinh để bạn chuẩn bị.
Một số thông tin liên quan đến cơ thể bạn như tử cung, nhau thai và nước ối có thể được nhìn thấy. Nếu ghi nhận điều gì bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn và đề xuất những giải pháp tốt nhất để đảm bảo bạn và em bé đều được an toàn.
Xem thêm: Thai 21 tuần: Những điều thay đổi mà mẹ bỉm cần lưu ý trong giai đoạn này
Dấu hiệu nhận biết thai 20 tuần khỏe mạnh
Để nhận biết thai nhi 20 tuần có khỏe mạnh hay không thì có một số đặc điểm thường gặp như sau:
- Bạn cảm nhận được những cú hích và trở mình nhẹ của bé trong tuần thai này. Trên phim siêu âm, bạn thấy bé thi thoảng ngậm ngón tay cái hoặc nắm chặt dây rốn. Đôi khi xuất hiện nấc cụt. Đây là cách bé tập luyện phản xạ của bản thân để chuẩn bị trước khi chào đời.
- Có phải mẹ thật tò mò không biết chiếc bụng to bằng quả dưa đó là bé trai hay bé gái phải không nào? Vậy thì ở tuần thai này mặc dù bộ phận sinh dục bên ngoài ở cả thai nhi nam và nữ vẫn đang phát triển, tuy nhiên chúng ta có thể nhận biết thông qua siêu âm rồi đấy ạ.
- Lớp mỡ dưới da dần hoàn thiện và dày hơn lúc trước nên bạn không thể nhìn xuyên qua lớp da này để thấy được cơ quan của bé như trước nữa.
- Lông và móng bắt đầu mọc lên.
Hình ảnh thai nhi 20 tuần
Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu 20 tuần
Những thay đổi thường gặp trên cơ thể mẹ bầu 20 tuần:
- Từ tuần 20 đến hết tuần 26, tử cung của bạn sẽ liên tục giãn nở. Dấu hiệu căng tức, khó thở sẽ liên tục xảy đến vì dung tích phổi thu lại do kích thước lớn dần của bé chèn ép.
- Chứng khó tiêu và ợ nóng tiếp tục tái phát do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi thất thường. Nội tiết tố này giúp duy trì thai nên cực kỳ cần thiết cho giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, nó lại làm giãn dây chằng ở khung xương chậu, giãn cơ thành ruột nên hệ tiêu hóa sẽ khá bất ổn.
- Chứng táo bón khi mang thai cũng thường xuyên xảy ra vì hệ tiêu hóa của bạn đang bị chèn ép.
- Chân và mắt cá chân có dấu hiệu sưng to hơn khi em bé được 20 tuần.
- Cơ thể có dấu hiệu tích nước nhiều hơn nên dễ xảy ra hiện tượng phù nề.
Xem thêm: Tuần thứ 22 - Dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ
Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và thai nhi 20 tuần
Để tuần thứ 20 suôn sẻ, mẹ và bé cần lưu ý:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể theo tư vấn của bác sĩ.
- Mẹ có biết sữa bầu Mama Milk của Meiji là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Không chỉ vậy những chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, axit folic, DHA….được bổ sung vào sản phẩm với hàm lượng cao hỗ trợ cho mẹ có một thai kỳ vững chắc. Đặc biệt, sản phẩm có vị ngọt thanh tự nhiên của đường sữa, không bổ sung thêm đường sucrose. Mẹ hãy cân nhắc sử dụng Mama milk cho sự phát triển vững chắc của con yêu nhé.
- Uống đủ 8 ly nước/ngày vì nước là dung môi cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, có mùi vì rất dễ khiến bạn ợ hơi, ợ chua.
- Tránh mang giày cao gót, vận động quá sức.
- Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Nên để cơ thể thư giãn thoải mái.
Bài viết được xem nhiều nhất:
- Mấy tuần có tim thai? Tim thai bao nhiêu là tốt nhất
- Độ mờ da gáy là gì? Các lưu ý quan trọng về độ mờ da gáy
- Các chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ cần nắm rõ
- Bỏ túi cách tính ngày dự sinh chính xác 100% mẹ bầu cần tham khảo
- Nguyên nhân dây rốn quấn cổ? Cách nhận biết và phòng tránh
Hy vọng bạn đã có được những kiến thức cơ bản về dấu mốc bé yêu được 20 tuần tuổi với những thông tin mà Meiji cung cấp. 20 tuần tuổi là thời điểm đánh dấu những chuyển biến đặc biệt về nhận thức, hình thành giới tính của bé. Mẹ bầu cần duy trì chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt lành mạnh để sức khỏe của mẹ và bé đều ổn định. Nếu bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện nên lập tức đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn. Đừng quên đón đọc các bài viết tiếp từ Meiji trong thời gian sắp tới.