Mẹ bầu đã biết tam cá nguyệt là gì hay chưa?
Lần đầu tiên mang trong mình một sự sống nhỏ bé, có lẽ có quá nhiều điều bạn cần tìm hiểu và học tập. Chắc hẳn trong quá trình đọc các tài liệu sinh sản không ít lần bạn bắt gặp khái niệm tam cá nguyệt. Vậy tam cá nguyệt thực chất là gì và bạn cần chú ý những thông tin gì về tam cá nguyệt thì hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết này nhé!
Tam cá nguyệt là gì?
Biết rõ khái niệm tam cá nguyệt là gì sẽ giúp bạn nhanh chóng đọc hiểu các tài liệu sinh sản hơn.
Tam cá nguyệt là gì là thắc mắc của không ít mẹ bầu trẻ. Chúng tôi có thể giải thích với bạn ngắn gọn như sau về câu hỏi “tam cá nguyệt là gì?”:
Để tiện theo dõi quá trình phát triển và trưởng thành của thai nhi, khoa học đã chia hành trình mang thai của mẹ bầu ra làm 3 giai đoạn tương ứng với 3 giai đoạn tam cá nguyệt. Cụ thể:
- Tam cá nguyệt đầu tiên: Tương đương với 3 tháng đầu hành trình mang thai hay cách khác là tính đến hết tuần thứ 13
- Tam cá nguyệt thứ 2: tương đương với 3 tháng giữa thai kỳ (tuần 14 ~ tuần thứ 27)
- Tam cá nguyệt thứ 3: tương đương với 3 tháng cuối ( từ tuần thứ 28 ~ tuần thứ 40)
Có thể thấy rằng mỗi kỳ tam cá nguyệt sẽ tương đương với 3 tháng và khoảng 13 tuần + 1 tuần vào tam cá nguyệt thứ 3.
Khái niệm tam cá nguyệt sinh ra để chị em có thể dễ dàng nắm bắt được những đặc điểm chung của tình trạng sức khỏe mẹ và bé để dễ dàng theo dõi và điều chỉnh sao cho hợp lý. Đặc biệt, ở mỗi kỳ tam cá nguyệt các nhà khoa học cũng đưa ra các chỉ định xét nghiệm cần thiết mà mẹ cần nhớ để kiểm soát tốt nhất quá trình mang thai.
Chỉ khi hiểu được khái niệm tam cá nguyệt mẹ sẽ không còn bỡ ngỡ khi tìm hiểu các tài liệu dành cho bà bầu nữa.
Đặc điểm riêng biệt của từng kỳ tam cá nguyệt mà mẹ bầu cần nắm được
Sau khi nắm rõ khái niệm tam cá nguyệt là gì, mẹ bầu cũng cần biết được đặc điểm chung từng giai đoạn mang thai này để hiểu rõ hơn về sức khỏe thai kỳ của chính bản thân mình.
Đặc điểm riêng biệt của từng kỳ tam cá nguyệt cụ thể như sau:
Tam cá nguyệt thứ nhất: Khởi động nào mẹ ơi!
Dù bạn là người mang thai lần đầu hay đã lần thứ 2, 3 đi chăng nữa thì giai đoạn đầu tiên của hành trình này vẫn luôn để lại những cảm xúc khó quên. Vậy là từ giờ, bé yêu đã đồng hành cùng bạn rồi đó. Thực sự tuyệt vời đúng không nào!
Ở tam cá nguyệt thứ nhất bạn sẽ có nhiều bỡ ngỡ.
Trong tuần thai thứ 4 - 7 của tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ cần có một cuộc hẹn siêu âm với bác sĩ để chắc chắn rằng thai đã vào tổ. Để thực hiện, bạn có thể lựa chọn siêu âm đầu dò hoặc siêu âm thành bụng. Tuy nhiên, bật mí nhé, siêu âm đầu dò sẽ cho mẹ biết kết quả từ tuần thai sớm hơn đấy. Sau khi chắc chắn thai đã vào tổ, các bác sĩ sẽ tiến hành các thao tác kiểm tra số đo cân nặng, huyết áp để từ đó có cơ sở đưa ra các lời khuyên về chế độ ăn cũng như kê các vitamin cần thiết giúp bé phát triển khỏe mạnh.
ở tuần thứ 10 - 12 mẹ cần nhớ nên tới gặp bác sĩ để siêu âm đo độ mờ da gáy của bé nhé! Đây là việc cần thiết để xác định sớm nguy cơ mắc dị tật Down của thai nhi. Sang tuần thứ 13, kết quả sẽ không còn chính xác nữa đâu đó mẹ, nên dù bận cũng đừng chần chừ nhé! Ở thời điểm này, các bác sĩ cũng cho mẹ biết được thời gian dự sinh rồi đó, thật là ngóng trông ngày được gặp con đúng không nào?
Trong tam cá nguyệt thứ nhất không ít mẹ gặp khó khăn với việc ốm nghén. Do đó rất nhiều mẹ đã sụt giảm cân trong thời gian này. Tuy nhiên, một số mẹ khác lại chỉ có chút mệt mỏi. Đây là sự khác nhau giữa cơ địa mỗi người mà thôi.
Tam cá nguyệt thứ 2: A, mẹ đã hết ốm nghén rồi!
Tam cá nguyệt thứ 2, bụng mẹ to ra nhanh chóng.
Xin chúc mừng bạn đã bước sang giai đoạn giữa thai kỳ. Lúc này những cơn ốm nghén sẽ ít nhiều không còn làm ảnh hưởng tới bạn nữa. Cảm xúc của bạn giờ đây đã quen với việc đồng hành cùng con yêu rồi đúng không nào.
Trong giai đoạn này, cân nặng của bạn sẽ có nhiều sự thay đổi, bụng bắt đầu lộ rõ. So với giai đoạn trước, giai đoạn này bạn cần bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn với các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi như protein, axit folic, canxi, sắt,…
Tam cá nguyệt thứ 3 - Mẹ con mình cùng về đích nhé!
Sau một hành trình dài, mẹ và bé sắp được gặp nhau rồi. Bước vào giai đoạn này, bạn nên chuẩn bị dần các đồ đạc sẵn sàng cho việc sinh nở cũng như đăng ký sinh ở một bệnh viện uy tín. Những tháng cuối cùng, mẹ sẽ cảm thấy nặng nề, tuy nhiên, bạn vẫn nên thả lỏng và thư giãn để giúp mình thoải mái hơn.
Tam cá nguyệt thứ 3 cơ thể mẹ bầu nặng nề và thường đối mặt với chứng đau cột sống.
Tam cá nguyệt là gì? và các thông tin cần biết về các giai đoạn tam cá nguyệt đã được chúng tôi tiết lộ trong bài viết trên. Nếu cần tư vấn thêm bất kỳ điều gì, xin vui lòng liên hệ tổng đài 1800.2010 để được các chuyên gia của GENTIS tư vấn chi tiết.