Nhiệt miệng là tình trạng mà mọi người đều gặp phải ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, có nhiều người lại bị nhiệt miệng liên tục. Vậy nguyên nhân tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ cho bạn câu trả lời.
Nhiệt miệng là bệnh gì?
Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm và hình thành các vết loét trong miệng. Nhìn bên ngoài, vết loét nhiệt miệng có màu trắng sữa, có hình tròn hoặc oval, kích thước từ 1 - 2 mm.
Nhiệt miệng gây đau rát khi ăn uống hoặc nói chuyện. Nếu nhiệt miệng trở nặng có thể làm xuất hiện các triệu chứng như sốt, nổi hạch. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì tình trạng này có thể khỏi sau 5 - 7 ngày.
Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét tại vùng niêm mạc miệng gây đau rát khó chịu
Tại sao thường xuyên bị nhiệt miệng liên tục?
Nguyên nhân bị nhiệt miệng liên tục vẫn chưa giải thích rõ. Lý do xuất hiện các vết loét miệng tái phát ở mỗi người cũng khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng thường xuyên:
Tổn thương niêm mạc miệng
Niêm mạc miệng rất mỏng và nhạy cảm. Vì thế, nếu không cẩn thận, niêm mạc miệng có thể bị tổn thương do các hành động vô ý thường ngày, chẳng hạn như vô tình cắn vào lưỡi hay các mô bên trong miệng khi đang ăn hoặc nói chuyện. Tổn thương này tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và hình thành những vết lở loét.
Tình trạng nhiệt miệng liên tục cũng có thể xảy ra do đánh răng quá nhanh, quá mạnh, sử dụng bàn chải quá cứng, dùng chỉ nha khoa thô bạo,… dẫn đến các vết trầy xước trong niêm mạc miệng. Ngoài ra, trong quá trình niềng răng các khí cụ cọ xát mạnh vào miệng và nướu cũng có thể gây ra những tổn thương không đáng có.
Thường xuyên bị nhiệt miệng do vùng niêm mạc miệng liên tục bị tổn thương do răng
Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng không phù hợp
Nếu bạn bị nhiệt miệng liên tục hãy thử kiểm tra lại các sản phẩm chăm sóc răng miệng thường dùng, vì chúng có thể là “thủ phạm”. Thành phần sodium lauryl sulfate có trong các sản phẩm này có thể gây kích ứng niêm mạc miệng và làm hình thành các vết loét. Nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng thì nguy cơ bị nhiệt miệng liên tục là rất cao.
Xem thêm: Top các loại kem đánh răng tốt nhất thế giới bạn dùng thử
Thành phần sodium lauryl sulfate trong các sản phẩm vệ sinh răng miệng có thể là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng thường xuyên
Thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, nhiều acid
Việc thường xuyên ăn thực thực phẩm cay nóng, chứa nhiều acid có thể gây nóng trong người, bỏng miệng và gây viêm loét miệng. Các vết loét do nhiệt miệng gây ra hết rồi lại tái phát nếu bạn không từ bỏ thói quen này.
Ăn nhiều các loại thực phẩm cay nóng và giàu acid là nguyên nhân gây nhiệt miệng liên tục
Do vi khuẩn gây loét dạ dày
Helicobacter là vi khuẩn gây nhiễm trùng dạ dày và viêm loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn này gây ra những vết loét ở niêm mạc dạ dày và phần trên của ruột non. Một số trường hợp, vi khuẩn Helicobacter pylori có thể được tìm thấy trong khoang miệng và gây ra tình trạng nhiệt miệng liên tục.
Vi khuẩn Helicobacter cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thường xuyên bị nhiệt miệng
Căng thẳng, rối loạn nội tiết tố
Căng thẳng có thể làm xuất hiện các vết loét trong miệng. Đôi khi, các vết loét này còn sưng đỏ khiến người bệnh sốt cao, mệt mỏi, khó chịu. Tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng liên tục.
Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố, đặc là trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng. Vì lúc này thân nhiệt sẽ tăng giảm thất thường, khí nóng tích tụ nhiều trong gan và thận sẽ khiến cơ thể bị nóng trong. Khi đó, bạn sẽ thường xuyên bị nhiệt miệng.
Căng thẳng, rối loạn nội tiết tố gây ra tình trạng nóng trong người dẫn đến nhiệt miệng thường xuyên sảy ra
Cơ thể thiếu hụt vitamin
Nhiệt miệng xảy ra liên tục là dấu hiệu cảnh báo cơ thể lúc này vẫn chưa được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin B12, vitamin C, sắt, kẽm, acid folic,…
Thường xuyên bị nhiệt miệng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt chất nghiêm trọng
Rối loạn hệ thống miễn dịch
Nếu cơ thể dị ứng với gluten (bệnh Celiac - bệnh rối loạn tự nhiên) hoặc không dung nạp được với gluten sẽ dẫn đến nguy cơ bị nhiệt miệng. Đặc biệt, nếu bạn ăn thực phẩm có chứa chất này, nhiệt miệng sẽ tái phát thường xuyên.
Một số bệnh tự miễn dịch, rối loạn hệ thống miễn dịch khác như Crohn, Behcet, Lupus ban đỏ, HIV/AIDS cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng liên tục. Ngoài ra, các bệnh răng miệng gây viêm như sâu răng, viêm tủy, viêm lợi cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Lý do là vì không điều trị thời, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khoang miệng và gây ra những vết lở loét.
Hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn dẫn đến tình trạng nhiệt miệng thường xuyên
Cơ thể nhạy cảm với một số loại thực phẩm
Một số người thường nhạy cảm với các loại thực phẩm như phô mai, cafe, trứng, sô cô la,… Do đó, khi tiêu thụ các loại thực phẩm này, cơ thể sẽ xảy ra phản ứng và nổi những vết loét miệng.
Cơ thể dị ứng hoặc nhạy cảm với các loại thực phẩm khi tiêu thụ cũng dẫn đến tình trạng nhiệt miệng
Tác dụng phụ của thuốc
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến bạn hay bị nhiệt miệng có thể là do sử dụng một số loại thuốc nhất định và thường xuyên.
Các loại thuốc dễ làm miệng bị viêm loét có thể kể đến như: Aspirin, Ibuprofen, thuốc chẹn beta, Penicillamine, Sulfa, Phenytoin, thuốc hóa trị, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh, thuốc giãn mạch, thuốc ức chế protease,…
Một trong những tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng thuốc là nhiệt miệng
Hay bị nhiệt miệng có nguy hiểm không?
Nhiệt miệng tái phát không phải là tình trạng nguy hiểm và có thể tự điều trị tại nhà. Thông thường, nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc đôi khi có thể kéo dài đến 2 tuần.
Bệnh lý ung thư miệng cũng có dấu hiệu là những vết loét xuất hiện ở niêm mạc miệng. Tuy nhiên, thời gian tồn tại của những vết loét này thường rất lâu, ngay cả khi không còn các nguyên nhân gây nhiệt miệng.
Một số điều cần lưu ý đối với những vết loét miệng do bệnh lý ung thư gây ra là:
- Vết loét không có cảm giác đau, trừ trường hợp xảy ra bội nhiễm
- Người bệnh có yếu tố nguy cơ là thường xuyên sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia
- Vết loét có kích thước lớn hơn so với bình thường
- Thời gian vết loét tồn tại ở niêm mạc miệng là trên 3 tuần
- Sốt cao
- Vết loét miệng tái đi tái lại dù đã điều trị và phòng ngừa đúng cách
Nhiệt miệng thường xuyên không phải là tình trạng nguy hiểm và có thể tự điều trị
Bị nhiệt miệng liên tục thì nên làm gì?
Sau đây là một số cách có thể giúp bạn giảm tần suất bị nhiệt miệng:
- Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, chứa nhiều acid: Trong quá trình nhiệt miệng, người bệnh nên tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng như các loại hạt, khoai tây chiên hay các loại trái cây có tính acid như dứa, bưởi, cam, quýt,…
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng: Người bệnh nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung vitamin và khoáng chất bị thiếu hụt cho cơ thể.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm để hạn chế làm tổn thương niêm mạc miệng. Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý mỗi ngày để để làm sạch khoang miệng, khử khuẩn, sát trùng vùng niêm mạc bị lở loét. Đồng thời tránh dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa thành phần sodium lauryl sulfate.
- Bảo vệ miệng: Nếu bạn đang niềng răng hoặc sử dụng các thiết bị nha khoa, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về sáp nha khoa để bảo vệ niêm mạc miệng khỏi các cạnh sắc nhọn của khí cụ.
- Bổ sung thực phẩm tươi mát: Theo quan niệm Đông y, việc ăn uống thực phẩm có công dụng làm mát gan sẽ làm giảm tình trạng nhiệt miệng.
- Tránh các món ăn mà cơ thể nhạy cảm: Để ý các món ăn mà cơ thể nhạy cảm để tránh ăn vào lần sau, hạn chế nguy cơ bị loét miệng.
Xem thêm: 09 Cách trị nhiệt miệng khỏi nhanh trong 1 ngày
Cân bằng chế độ dinh dưỡng, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng
Hy vọng bài viết trên được giúp bạn hiểu được nguyên nhân tại sao bị nhiệt miệng liên tục và biết được các phương pháp để giảm thiểu tình trạng này. Nếu nhiệt miệng có những yếu tố bất thường kèm theo, đừng chủ quan mà hãy thăm khám ngay để loại trừ nguyên nhân ung thư miệng bạn nhé!