Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huyền Nhung - Bác sĩ Nội Tiêu hóa -Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Xì hơi là một hiện tượng bình thường ở cơ thể khỏe mạnh. Chúng gây nên tiếng động và mang mùi hương khiến người xung quanh khó chịu. Theo các bác sĩ cho hay tần suất xì hơi 5 - 10 lần / ngày là bình thường. Nhưng bị xì hơi hoài là bệnh gì? Nguyên nhân xì hơi liên tục là gì?
1. Nguyên nhân bạn xì hơi liên tục
Hiện tượng xì hơi thường xuyên diễn ra ở mỗi người. Tuy nhiên xì hơi liên tục lại là một dấu hiệu bất thường. Khi bạn ăn hay uống nước thì lượng khí sẽ đi vào cơ thể. Lúc đó cơ thể sẽ dần hình thành nên phản ứng xì hơi. Đây là hiện tượng không khí lọt vào cơ thể quá nhiều. Đồng thời hoạt động xì hơi hay ợ hơi sẽ đẩy bớt khí tích tụ trong cơ thể giúp bạn thoải mái hơn.
Xì hơi là hiện tượng hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu bạn xì hơi nhiều và có mùi hương khó chịu thì đó là do chế độ sinh hoạt. Nguyên nhân xì hơi có mùi khó chịu thường nằm trong danh sách sau đây:
- Ăn nhiều thực phẩm sinh hơi.
- Cơ thể bị kém dung nạp thức ăn
- Một số loại thuốc kháng sinh khiến bạn gặp rắc rối
- Bạn gặp vấn đề về hệ tiêu hóa đặc biệt là táo bón
- Vi khuẩn đường tiêu hóa đang tích tụ và ngày càng lớn dần
Thông thường bạn xì hơi hiếm khi mùi hương khiến mọi người vô cùng khó chịu. Tuy nhiên nếu bạn gặp vấn đề có mụn rộp sinh dục hay ung thư ruột kết thì nguy cơ xuất hiện mùi khó chịu sẽ diễn ra cao hơn.
Một số nhóm thực phẩm được liệt kê vào danh sách khó tiêu như: đậu, bông cải, cám gạo, sữa, đồ uống có ga. Các thực phẩm này được cho là những nguồn chất xơ dồi dào đồng thời nó cũng chứa một lượng đường ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của cơ thể. Không phải tất cả nhưng đa số ai dùng nhóm thực phẩm này dễ dẫn đến xì hơi mất kiểm soát.
Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân khiến cho sự hoạt động của đường ruột bị ảnh hưởng. Từ đó các ức chế sẽ tác động lên hệ tiêu hóa và làm cho người bệnh xì hơi liên tục. Một số nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa chính là: Viêm tụy mãn, tiểu đường, rối loạn nguồn dinh dưỡng, trào ngược thực quản, đau dạ dày, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, cơ thể kém dung nạp lactose, loét dạ dày tá tràng, viêm loét đại tràng.
Một số trường hợp lại xì hơi quá mức khi gặp căng thẳng. Đây có thể là dấu hiệu nhận biết bạn đang gặp hội chứng ruột kích thích. Thậm chí khi bạn hút thuốc, nhai kẹo cao su, ăn đồ ngọt hoặc uống đồ có chứa cồn cũng dẫn đến xì hơi không kiểm soát.
Táo bón là một hiện tượng không thể đẩy chất thải trong hệ tiêu hóa ra khỏi cơ thể. Những chất cặn bã khi đưa đến ruột già sẽ được đưa ra ngoài. Nếu chúng tích tụ lại quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng lên men và bốc mùi. Do vậy bạn xì hơi sẽ có mùi khó chịu và ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Uống thuốc kháng sinh hay ăn thực phẩm không đảm bảo có nguy cơ gây hại cho đường ruột. Khi cơ thể ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn chúng sẽ đi vào hệ tiêu hóa và làm cơ quan này suy yếu. Sự co bóp của đường ruột không đủ để tống chất thải ra ngoài sẽ khiến người mắc phải xì hơi liên tục.
2. Giải pháp giúp bạn giảm xì hơi
Việc làm giảm hay ngăn chặn xì hơi quá mức đầu tiên bạn cần nắm rõ nguyên nhân. Khi đó chúng ta có thể kiểm soát tình hình và đưa ra phương án thích hợp nhất. Sau đây là một số gợi ý xử lý khi bạn gặp phải vấn đề xì hơi quá nhiều:
- Hạn chế nhóm thực phẩm làm tăng hiện tượng xì hơi
Bạn nên có danh sách về những nhóm thực phẩm khiến số lần xì hơi tăng cao. Hãy cố gắng tăng cường sử dụng những thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa. Đó là một trong những phương pháp tự nhiên ít xâm lấn và tốt cho sức khỏe của chính bạn.
- Phân nhỏ bữa ăn để dễ dàng hấp thụ
Có thể do bạn ăn quá nhiều nên hệ tiêu hóa bị căng thẳng. Vì vậy bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Những khẩu phần ăn nhẹ cũng sẽ giúp ích cho bạn. Từ đó, hệ tiêu hóa sẽ hấp thụ tốt hơn và hạn chế lượng khí tích tụ trong cơ thể.
- Tập ăn chậm và nhai kỹ
Ăn uống quá nhanh sẽ khiến không khi dễ bị lọt vào trong. Do vậy bạn ăn chậm nhai kỹ sẽ giảm ảnh hưởng từ xì hơi. Thêm vào đó ăn chậm nhai kỹ còn hạn chế đau dạ dày và giúp hệ tiêu hóa đỡ đi một công đoạn xử lý thức ăn dạng thô
- Xây dựng thói quen luyện tập để giảm bớt khi thừa tích tụ
Theo khuyến nghị từ các chuyên gia bạn nên luyện tập thể thao 30 phút/ ngày. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để rèn luyện sức bền. Đồng thời sự kết hợp của hệ hô hấp sẽ giúp giảm đi khi tích tụ trong cơ thể.
- Giảm các thức ăn chứa chất béo
Thực phẩm giàu chất béo sẽ khiến bạn khó tiêu. Điều này là một trong những nguyên nhân chính là người ăn xì hơi nhiều. Khi đó lượng thức ăn thừa sẽ có thời gian lên men và tạo mùi khó chịu khi người ăn xì hơi.
- Sử dụng thuốc kê đơn theo chỉ định
Một số trường hợp xì hơi mất kiểm soát bạn có thể liên hệ cho bác sĩ. Họ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp. Một vài trường hợp sẽ được kê đơn thuốc giúp hạn chế cơn xì hơi của bạn.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc cũng như nhai kẹo cao su
Hành động hút thuốc hay nhai kẹo sẽ khiến lượng không khí dễ xâm nhập vào cơ thể. Điều này sẽ làm bạn liên tục xì hơi khi những khí đó tích tụ quá nhiều. Do vậy bạn có thể hạn chế hành động này để giảm xì hơi.
- Hạn chế đồ uống có ga và chứa cồn
Đồ uống có ga hay có cồn làm tăng lượng không khí đi vào cơ thể. Hơn nữa phần lớn thực phẩm này còn gây nên hiện tượng khó tiêu. Khi đó bạn sẽ bị tích tụ nhiều khí và cần xì hơi để loại bỏ.
3. Bị xì hơi hoài là bệnh gì? Bạn có nên đến bác sĩ
Xì hơi là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường không đáng ngại. Nhưng nếu quá 5 - 10 lần ngày bạn cần phải chú ý. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến những người xung quanh và còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn. Nếu không sớm làm giảm bạn sẽ bị đồng nghiệp bạn bè xa lánh.
Việc điều trị xì hơi không quá khó và có thể cải thiện nhanh chóng. Việc cần thiết đầu tiên và dễ nhất chính là cân bằng thói quen sinh hoạt cùng chế độ dinh dưỡng. Một số trường hợp nặng hơn bạn có thể nhờ đến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Xì hơi sẽ nguy hiểm đến sức khỏe nếu đi kèm một số biểu hiện sau:
- Đau bụng, đầy hơi dai dẳng không giảm
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Cơ thể sụt cân nhanh chóng
- Đại tiện không tự chủ
- Đi ngoài ra máu.
- Nôn mửa, sốt,ớn lạnh hoặc đau nhức cơ, khớp
Trên đây là nguyên nhân xì hơi cùng lý giải bị xì hơi hoài là bệnh gì . Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào kể trên hãy báo cho bác sĩ. Hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ tư vấn và kiểm tra sớm.
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website (vinmec.com) để được phục vụ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com