Sức khỏe của nướu răng rất quan trọng, quyết định lớn đến sức khỏe răng miệng. Điều này có nghĩa là khi nướu răng bị sưng, có thể là dấu hiệu cảnh báo răng miệng có vấn đề. Vậy sưng nướu răng có tự hết không? Nguyên nhân gây sưng nướu răng là gì?
I. Sưng nướu răng là gì?
Sưng nướu răng là tình trạng mà phần nướu xung quanh chân răng bị kích ứng, sưng đỏ, chảy máu. Sưng nướu răng là một dạng viêm nướu nhẹ.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến bệnh nướu răng nghiêm trọng, gọi là viêm nha chu.
II. Nguyên nhân gây sưng nướu răng
Có nhiều lý do khiến một người có thể bị sưng nướu cục bộ quanh một chiếc răng cụ thể hoặc ở nhiều vị trí. Các nguyên nhân bao gồm:
1. Vệ sinh răng miệng kém
Nguyên nhân gây sưng nướu có thể đơn giản như việc dính thức ăn vào kẽ răng, chẳng hạn như bỏng ngô. Điều này có thể dễ dàng gây kích ứng và đau nướu.
Trong trường hợp này, những triệu chứng sưng đau thường không kéo dài và sẽ biến mất khi người bệnh chải răng và dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảnh thức ăn sót lại.
2. Mảng bám, cao răng
Mảng bám nếu không được loại bỏ thường xuyên sẽ vôi hóa thành cao răng. Vi khuẩn trong mảng bám và cao răng sản sinh axit và độc tố, tấn công nướu gây ra các triệu chứng sưng tấy, dễ chảy máu, đau nhức nướu,…
3. Viêm nha chu
Bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng, là giai đoạn tiến triển nặng hơn của viêm nướu. Viêm nha chu có thể dẫn đến tình trạng phá hủy cấu trúc nâng đỡ răng và gây mất răng hàng loạt.
4. Mọc răng khôn
Khi bệnh nhân mọc răng khôn, nhất là răng khôn mọc ngầm, mọc lệch hoặc lợi trùm răng khôn có thể khiến vùng nướu xung quanh răng bị sưng tấy và đau nhức.
5. Thiếu hụt vitamin
Sự thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B, C và K có thể làm tăng nguy cơ bị sưng nướu. Ví dụ như vitamin C đóng vai trò duy trì cấu trúc và độ đàn hồi của nướu. Khi cơ thể thiếu vitamin C, nướu sẽ trở nên yếu ớt, dễ bị tổn thương và viêm nhiễm.
6. Thai kỳ
Cơ thể sẽ tạo ra nhiều hormone hơn khi mang thai, điều này có thể tăng lưu lượng máu đến nướu khiến nướu dễ kích ứng hơn.
Và khả năng cơ thể bạn chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng cũng bị cản trở bởi những thay đổi nội tiết tố.
7. Tác dụng phụ của thuốc
Khi bạn sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh như thuốc chống co giật, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống lo âu trầm cảm,… có thể gây ra tác dụng phụ là sưng nướu.
III. Sưng nướu răng có tự hết không?
Sưng nướu răng có tự hết không còn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân và mức độ tiến triển của bệnh.
Nếu nướu sưng nhẹ do vệ sinh răng miệng kém, thức ăn dính giắt vào kẽ răng thì chỉ cần cải thiện thói quen chăm sóc răng miệng thì có thể tự khỏi trong vài ngày.
Việc cải thiện này bao gồm: chải răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng và hạn chế ăn đồ ngọt, thức ăn cay nóng.
Tuy nhiên, nếu sưng nướu xuất phát từ nguyên nhân khác như viêm nha chu, mọc răng khôn,… thì không thể tự khỏi mà cần phương pháp điều trị chuyên nghiệp tại nha khoa.
IV. Cách điều trị sưng nướu răng tại nhà
Một số cách điều trị sưng nướu tại nhà mà bạn có thể áp dụng để giảm bớt các triệu chứng khó chịu, gồm:
1. Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu nếu bạn muốn sức khỏe răng nướu được phục hồi. Cần chải răng ít nhất 2 lần/ngày và đừng quên dùng chỉ nha khoa loại bỏ vụn thức ăn thừa, mảng bám trong kẽ răng.
Sau khi chải răng sạch sẽ, súc miệng lại bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng dành cho tình trạng viêm nướu.
2. Chườm lạnh
Nếu cảm thấy đau, khó chịu, bạn có thể bọc đá viên vào khăn mềm rồi chườm lên vùng nướu sưng tấy trong khoảng 10 - 15 phút. Thực hiện 4 - 5 lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên
Súc miệng bằng nước trà xanh hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng nướu rất tốt. Vì trong lá trà xanh chứa chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm.
Hoặc bạn có thể bôi dầu dừa, gel nha đam lên vùng nướu sưng tấy. Những thành phần này có tác dụng kháng khuẩn và giảm viêm tốt.
4. Ăn thức ăn mềm
Tránh ăn thức ăn cứng, cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ vì có thể kích thích nướu, khiến tình trạng sưng tấy thêm nặng.
Thay vào đó, nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt và giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Lưu ý, các phương pháp điều trị tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thể thay thế cho việc điều trị y khoa nếu nguyên nhân gây sưng nướu xuất phát từ bệnh lý.
V. Khắc phục dứt điểm sưng nướu răng tại nha khoa
Tại nha khoa, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của bạn bao gồm triệu chứng bắt đầu từ khi nào, tần suất tái phát, thói quen vệ sinh răng miệng cũng như có đang mang thai hay không.
Trong một vài trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sẽ chụp X-quang để đánh giá tình trạng xương hàm và chân răng của bệnh nhân.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng nướu mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp.
- Cạo vôi răng: Là bước quan trọng nhất trong việc điều trị sưng nướu. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ mảng bám, cao răng bám trên răng và dưới nướu.
- Phẫu thuật: Nếu tình trạng sưng nướu nghiêm trọng, xuất phát từ viêm nha chu, bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật cạo vôi răng, nạo túi nha chu và kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp.
- Bổ sung vitamin: Trường hợp nướu viêm do dinh dưỡng chưa phù hợp, cơ thể thiếu hụt lượng vitamin đáng kể, bác sĩ có thể kê đơn vitamin bổ sung.
VI. Phương pháp phòng ngừa sưng nướu răng hiệu quả
Phòng ngừa vẫn là chìa khóa đảm bảo bạn không phải vật lộn với tình trạng sưng nướu răng. Bạn hãy thực hiện những bước phòng ngừa đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả sau:
- Vệ sinh răng miệng khoa học: Chải răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày, dùng nước súc miệng sau khi chải răng.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế đồ ngọt, cay nóng; tăng cường những thực phẩm giàu canxi, vitamin C,…
- Bỏ hút thuốc lá: Thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ cao gây ra các bệnh về nướu răng. Bỏ hút thuốc lá giúp giảm nguy cơ sưng nướu và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần: Phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lý răng miệng; cạo vôi răng loại bỏ tác nhân gây bệnh.
Như vậy, sưng nướu răng có tự hết không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Khi triệu chứng sưng nướu kéo dài bạn nên đến nha khoa kiểm tra và điều trị. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến nha khoa Đông Nam để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
- Lấy cao răng bao nhiêu tiền?
- Cách chữa bệnh nha chu cực kỳ đơn giản
- Cách xử lý khi bị viêm nướu răng sốt và nổi hạch