Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu?
Theo khuyến cáo, sữa đã được hâm lại chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ. Sau 1 giờ nếu sử dụng không hết, mẹ hãy bỏ đi. Điều giúp đảm bảo chất lượng sẽ mẹ trẻ hấp thụ được tốt nhất.
Bởi vì dù ở nhiệt độ nóng hay lạnh vi khuẩn đều có thể phát triển và làm sữa bị biến chất. Nếu sữa không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng của trẻ. Vì thế, sữa đã hâm nóng các mẹ nên cho sử dụng hết trong 1 giờ để đảm bảo được các dưỡng chất và vitamin không bị chuyển hóa.
Hướng dẫn hâm nóng sữa mẹ bằng tay đúng cách
Hâm nóng sữa bằng bằng tay là phương pháp đơn giản, phổ biến sử dụng nước ấm để làm nóng sữa. Và tùy theo từng cách bảo quản sữa khác nhau, các mẹ có thể hâm sữa theo các bước như sau:
Hâm nóng sữa để ngăn mát tủ lạnh
Bước 1: Các mẹ lấy túi sữa hoặc bình sữa được bảo quản trong ngăn mát lắc nhẹ. Việc này nhằm mục đích hòa trộn các lớp sữa béo và váng dầu lại với nhau.
Bước 2: Mẹ chuẩn bị một tô đựng nước ấm có nhiệt độ từ 37-40 độ C để hâm sữa. Đặt bình sữa vào tô nước âm để hâm sữa và chờ khoảng 5 phút. Các mẹ lưu ý không nên dùng nước quá nóng sẽ làm sữa bị mất chất, nước không đủ ấm sữa sẽ không thể hâm sữa cho trẻ bú được.
Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho trẻ bú bằng cách nhỏ một vài giọt sữa trên tay của mẹ. Nếu sữa đủ ấm mẹ có thể cho trẻ sử dụng.
Hâm nóng sữa để ngăn đá
Đối với sữa đã được bảo quản ở ngăn đá, trước tiên các mẹ phải rã đông ở ngăn mát tủ lạnh từ 8-12 tiếng. Sau khi sữa đã được rã đông thì mẹ mới tiến hành các bước hâm sữa cho trẻ.
Bước 1: Lấy sữa từ trong tủ lạnh ra lắc nhẹ và đặt vào một bát nước ấm có nhiệt độ từ 37-40 độ để hâm nóng
Bước 2: Ngâm túi hoặc bình sữa trong nước ấm khoảng vài phút. Trong quá trình hâm mẹ có thể lắc nhẹ túi hoặc bình sữa để sữa trao đổi nhiệt và ấm nhanh hơn.
Bước 3: Mẹ kiểm tra lại nhiệt độ của sữa trước khi cho trẻ dùng
Hướng dẫn hâm nóng sữa mẹ bằng máy hâm
Ngoài hâm sữa bằng tay mẹ có thể sử dụng máy hâm sữa để làm nóng sữa cho trẻ bú. Máy hâm sữa là dụng cụ hỗ trợ mẹ bỉm hiện đại sẽ giúp mẹ bỉm tiết kiệm được thời gian, công sức khi hâm sữa. Đồng thời, sử dụng máy hâm sữa sẽ giúp các mẹ giữ được nguyên các dưỡng chất có trong sữa mẹ.
Hâm nóng sữa để ngăn mát
Sữa bảo quản ở ngăn mát sẽ có dạng lỏng, các mẹ có thể tiến hành hâm sữa theo các bước sau:
Bước 1: Đặt bình sữa vào khay chứa của máy hâm sữa
Bước 2: Mẹ đổ nước lọc vào khay chứa theo mức quy định có sẵn trong máy hâm sữa
Bước 3: Chọn chế độ hâm nóng và nhấn nút khởi động máy hâm sữa
Bước 4: Sau từ 4-7 phút máy hâm xong sẽ có chế độ tự ngắt điện và tắt đèn báo, mẹ có thể lấy sữa ra và cho trẻ dùng.
Hâm nóng sữa để ngăn đá
Ngày nay có một số máy hâm sữa có chế độ rã đông, các mẹ có thể cho trực tiếp sữa vào máy và chọn chế độ để hâm. Còn đối với các máy hâm không có chế độ này thì các mẹ nên rã đông sữa trước rồi mới cho vào hâm.
Sữa sau khi đã rã đông mẹ có thể tiến hành các bước hâm sữa tương tự như sữa ở ngăn mát.
Nguyên tắc sử dụng sữa mẹ sau khi hâm nóng
Để trẻ hấp thu được các chất dinh dưỡng trong sữa, khi cho trẻ bú mẹ nên chú ý đến các nguyên tắc sau đây.
Chỉ sử dụng trong vòng 1 giờ: Sau khi hâm 1 giờ, các thành phần dinh dưỡng trong sữa rất dễ bị biến chất. Đồng thời, sữa còn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Vì thế nếu trẻ uống phải sữa để sau 1 giờ sẽ rất dễ bị ngộ độc, tiêu chảy, nôn mửa,...
Không tiếp tục trữ đông sau khi hâm nóng: Sữa sau khi rã đông và hâm nóng mẹ nên cho trẻ sử dụng trong vòng 2 giờ. Nếu trẻ bú không hết mẹ có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để tiếp tục bảo quản. Tuy nhiên, sau 24 giờ nếu trẻ vẫn không dùng hết mẹ nên bỏ sữa này đi và không nên tiếp tục trữ đông để sử dụng cho lần sau.
Không hâm sữa ở nhiệt độ quá cao: Nếu mẹ hâm sữa ở nhiệt độ trên 75 độ C sẽ khiến các vitamin và kháng thể bị bay hơi. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao còn làm sữa bị biến chất và giảm chất lượng của sữa. Điều này các mẹ rất hay mắc phải khi hâm sữa bằng nước nóng và không canh được nhiệt độ.
Do đó, để đảm bảo chất lượng sữa mẹ nên dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ trước khi hâm sữa cho trẻ.
Xem thêm: Bật mí cách kích sữa bằng máy hút sữa hiệu quả cho mẹ bỉm sữa
Bài viết trên đã chia sẻ với các mẹ các thông tin xung quanh vấn đề sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu. Tùy theo từng cách bảo quản sữa sẽ có các cách hâm sữa khác nhau. Các mẹ nên chú ý để hâm sữa đúng cách để giữ được các dưỡng chất trong sữa cho trẻ. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về các cách hâm sữa để chuẩn bị các bữa ăn thật ngon cho bé nhà mình.