Để tìm hiểu kỹ hơn về sấy lạnh là gì? Công nghệ sấy này có ưu nhược điểm thế nào và nguyên lý hoạt động ra sao? Đông Nam sẽ giải đáp chi tiết qua bài viết này nhé!
Công nghệ sấy lạnh được ứng dụng nhiều trong sấy khô thực phẩm
Sấy lạnh là gì?
Sấy lạnh là phương pháp sấy khô thực phẩm ở nhiệt độ thấp từ 20 - 55 độ C. Khác với sấy nóng dùng nhiệt độ cao để làm bay hơi nước, phương pháp này áp dụng công nghệ hiện đại bóc tách ẩm dòng không khí khô ở gia nhiệt thấp để sấy khô thực phẩm.
Mỗi khi đến vụ mùa thu hoạch trái cây, hoa quả, nông sản,... phương pháp này lại khá được nhiều người lựa chọn. Bởi sấy khí lạnh sẽ sấy khô được các loại hoa quả, đặc biệt là các loại có nhiều đường, nhiều nhựa, các loại hoa, dược liệu chứa lượng lớn tinh dầu,... mà vẫn giữ nguyên màu sắc, hương thơm và giá trị dinh dưỡng như ban đầu.
Hoa sấy lạnh cho ra màu sắc gần như 90% so với ban đầu
Sấy lạnh và sấy nóng đều không phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, không gian sấy khô, nhiệt độ ngoài trời,... Cả hai phương pháp sấy này đều áp dụng cách rút hết nước trong thực phẩm để có thể bảo quản, duy trì chất lượng sản phẩm cũng như kéo dài thời hạn sử dụng.
Tuy nhiên, một số loại thực phẩm chứa nhiều đường, nước sẽ bị teo tóp mất thẩm mỹ nếu bạn sấy nhiệt cao còn sấy khí lạnh thì không, vì vậy mà giá thành của sấy lạnh sẽ nhỉnh hơn một chút so với sấy nhiệt.
Nguyên lý hoạt động của sấy lạnh là sao?
Hiện nay, rất nhiều cơ sở kinh doanh và sản xuất thực phẩm sấy khô đều ưu tiên lựa chọn thiết bị đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ quy trình vận hành khép kín, tuần hoàn mà thực phẩm sấy khô theo phương pháp sấy lạnh được lựa chọn nhiều. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ 2 giai đoạn chính trong sấy khí lạnh là gì:
Giai đoạn 1: Quy trình tạo ra luồng không khí khô lạnh
Sau khi đã cho thực phẩm cần sấy vào khay và tiến hành khởi động thiết bị, không khí chứa độ ẩm cao trong buồng sấy sẽ được hút qua ống của dàn lạnh ngưng tụ.
Tại đây không khí sẽ được làm lạnh đến nhiệt độ thích hợp trước khi quay trở lại buồng sấy để tách ẩm và ngưng tụ lại thành 1 dòng không khí khô lạnh.
Một số bộ phận của máy sấy lạnh Đông Nam giúp vận hành máy tốt hơn
Giai đoạn 2: Quy trình sấy lạnh thực phẩm
Luồng không khí khô sau khi đã thu được sẽ được làm nóng đến nhiệt độ thích hợp (20°C - 55°C) trước khi quay trở lại buồng sấy. Không khí này sẽ chuyển động tuần hoàn quanh buồng sấy giúp tách nước trong thực phẩm hiệu quả hơn.
Hơi nước lúc này sẽ đi vào bộ phận ngưng tụ rồi chảy ra ngoài, không khí mang hơi ẩm tiếp tục tách ẩm thành không khí khô như giai đoạn 1 để sấy khô thực phẩm. Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại liên tục từ 20 - 48 tiếng cho đến khi thành phẩm sau sấy đạt yêu cầu.
Ưu và nhược điểm của công nghệ sấy lạnh
Sau đây, Đông Nam sẽ cung cấp cho bạn một số ưu và nhược điểm nổi trội của sấy lạnh:
Ưu điểm sấy lạnh
Nhờ áp dụng dải nhiệt độ thấp nên sấy lạnh làm khô thực phẩm mà vẫn đảm bảo hình dạng, cấu trúc, đặc biệt là màu sắc. Tuy sấy nóng sẽ sấy khô nhanh hơn nhưng thành phẩm sẽ có màu thâm vàng, co rút lại không đẹp và mang lại giá trị kinh tế cao bằng.
Ngoài ra, với công nghệ sấy tuần hoàn 100%, tổng điện năng của quá trình sấy lạnh sẽ tương đương so với sấy nhiệt độ cao. Nếu cùng một nhiệt độ sấy (ví dụ 40-50 độ C) thì máy sấy lạnh sấy nhanh hơn, tiết kiệm điện năng hơn.
Đông trùng hạ thảo sấy lạnh (bên phải) cho ra giá trị cao hơn sấy nhiệt (bên phải)
Những sản phẩm ảnh hưởng đến màu, mùi như dược liệu, hoa quả, trà, rau,… thì sấy lạnh sẽ sấy được thành phẩm có màu đẹp hơn.
Nhược điểm sấy lạnh
Chính vì những ưu điểm vượt trội ở trên nên máy sấy lạnh thường có chi phí đầu tư cao hơn nhiều so với máy sấy nhiệt. Bạn có thể tham khảo giá các loại máy sấy qua hotline sau: 0886.255.729
Hơn nữa, nếu sử dụng máy trong môi trường lạnh như mùa đông, nhiệt độ không khí thấp,... thì bộ phận bơm nhiệt sẽ hoạt động với công suất lớn hơn nên tiêu hao nhiều năng lượng và thời gian sấy sẽ lâu hơn sấy nhiệt.
Với nhiệt độ sấy thấp từ 20 - 55 độ C, sấy khí lạnh chỉ phù hợp để sấy rau củ quả, dược liệu, đông trùng hạ thảo, thực phẩm,... cần bảo toàn chất dinh dưỡng và màu sắc, nếu muốn sấy khô các loại thịt, cá, ngũ cốc, hạt,... thì tốn nhiều thời gian để sấy chín được.
Ứng dụng của công nghệ sấy lạnh trong sản xuất
Công nghệ sấy lạnh là một phương pháp sấy tiên tiến mang lại nhiều lợi ích cho sản xuất. Với những ưu điểm vượt trội, công nghệ này ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Ứng dụng trong sấy khô thực phẩm
- Sấy trái cây: Sấy lạnh giúp giữ nguyên màu sắc, hương vị và vitamin của trái cây sấy, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các loại trái cây sấy phổ biến như xoài, chuối, dâu tây, kiwi, thanh long,...
- Sấy rau củ: Rau củ sấy lạnh giữ được độ giòn, hương vị và màu sắc tự nhiên, đồng thời bảo toàn vitamin và khoáng chất. Các loại rau củ sấy thường dùng làm snack, nguyên liệu chế biến gia vị hoặc sử dụng trong các món ăn. Ví dụ: bông cải xanh sấy, cà rốt sấy, khoai lang sấy,...
Sấy lạnh được ứng dụng nhiều trong sản xuất
Ứng dụng trong ngành dược
- Sấy thảo mộc: Sấy lạnh giúp giữ nguyên hoạt chất, hương vị và màu sắc của thảo mộc.
- Sấy nấm: Sấy lạnh giúp bảo quản nấm, giữ nguyên dược tính và hương vị.
- Sấy đông trùng hạ thảo,...: Sấy lạnh giúp bảo quản dược chất tuyệt đối của đông trùng hạ thảo.
Từ những thông tin bổ ích mà chúng tôi cung cấp ở trên, hy vọng sẽ giải đáp được câu hỏi sấy lạnh là gì? Từ đó giúp khách hàng chọn mua được dòng máy sấy phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ KỸ THUẬT ĐÔNG NAM
Hotline: 0886.255.729
Văn phòng: Số 124 Trịnh Văn Bô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Nhà máy: Cụm công nghiệp Từ Liêm - số 124 Trịnh Văn Bô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website: dongnamdrying.com
Page: Dongnam Drying