Tảo biển được sử dụng để nấu ăn hoặc bào chế thành viên uống để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Tảo biển rất đa dạng với các hình thái và màu sắc khác nhau. Hầu như ở các bờ biển đá trên khắp thế giới đều có thể tìm thấy sự xuất hiện của tảo biển, nhưng phổ biến nhất là ở một số nước như là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Tảo biển chứa nhiều chất có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe. Không những thế, tảo biển còn chứa nhiều các acid có lợi nên ngày càng nhiều người ưa chuộng và sử dụng tảo biển nhiều hơn. Tảo biển có thể chế biến thành các món ăn như súp, hầm, salad…
Tuy rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai sử dụng tảo biển cũng tốt. Dưới đây là những người không nên sử dụng tảo biển kẻo mang hoạ vào thân.
Người bị rối loạn hoạt động thận
Cơ thể con người tạo ra lượng amoniac đáng kể khi chuyển hóa protein trong tảo xoắn và được chuyển hóa thành urê. Từ đó, gây áp lực đến thận để đào thải lượng urê ra khỏi máu, dẫn đến tình trạng hoạt động quá mức của thận, thậm chí có thể gây suy thận.
Người mắc bệnh tim và huyết áp
Người bị bệnh tim hay huyết áp đều không nên nạp vào cơ thể quá nhiều vitamin K, vì chất này sẽ gây tắc nghẽn mạch máu và có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Trong khi đó tảo biển lại chứa nhiều thành phần này, vậy nên bạn phải hết sức lưu ý khi sử dụng tảo biển.
Người mắc bệnh Phenylketon niệu
Spirulina và các loại tảo biển nói chung đều chứa phenylalanin, đây là một hợp chất mà những người mắc bệnh phenylketon niệu (PKU) cần tuyệt đối tránh. Phenylketon niệu là rối loạn di truyền có các triệu chứng chậm phát triển, co giật và tăng động.
Người chuẩn bị hoặc vừa phẫu thuật
Tảo xanh Spirulina có thể làm giảm lượng đường trong máu. Chuyên gia khuyến cáo nên ngừng sử dụng tảo ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Người bị tiêu chảy
Tảo biển có thể được khai thác tại những vùng biển bị ô nhiễm nên không tránh khỏi việc gây ra các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn cho người dùng. Với những người đang bị tiêu chảy, việc sử dụng tảo khiến bệnh tình trở nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Người đang bị mụn
Tảo biển có đặc tính như hải sản, rất dễ gây kích ứng và khiến tình trạng mụn nặng hơn, làm cản trở quá trình điều trị mụn. Vì vậy người đang bị mụn nên hạn chế uống và sử dụng tảo để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Người sử dụng loại thuốc chống máu đông
Các loại thuốc chống đông máu như waefarin hoặc thuốc kháng viêm không chứa steroid như Aspirin không nên dùng cùng tảo biển. Trong tảo biển chứa nhiều vitamin K1 - chất làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu. Nếu sử dụng tảo biển cùng các loại thuốc chống đông máu khiến máu có nguy cơ bị đông và gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch
Nếu bạn đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch để điều trị những bệnh như vẩy nến, lupus ban đỏ, nhược cơ, đa xơ cứng… thì không nên dùng tảo biển. Tảo biển làm giảm tác dụng của các loại thuốc này và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
Người đang dùng thực phẩm bổ sung sắt
Thành phần của tảo biển chứa rất nhiều sắt. Vì thế, những người đang uống các loại thực phẩm bổ sung sắt thì không nên sử dụng tảo biển. Sử dụng đồng thời 2 loại này sẽ gây ra tình trạng thừa sắt.
Đặc biệt với người mang bị bệnh tan máu bẩm sinh hay mang gen tan máu bẩm sinh (Thalassemia) cần lưu ý khi dùng tảo biển, nhằm tránh dư thừa quá nhiều sắt, có thể phải đi lọc sắt.