1. Những công dụng của mật ong
mật ong là chất lỏng, có vị ngọt, được lấy trực tiếp từ sáp ong do các ong thợ thu thập từ các loại hoa. Có hàng trăm loại mật ong khác nhau về màu sắc, mùi và hương vị. Thành phần chính của loại chất lỏng này là đường, hỗn hợp các axit amin, các loại vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và các chất chống oxy hóa. Không chỉ được sử dụng như một thực phẩm làm ngọt tự nhiên, làm đẹp tự nhiên, mật ong còn có công dụng như một loại thuốc quý.
Mật ong có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
1.1. Chữa bỏng
Mật ong có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị những vết bỏng với khả năng ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng và đặc biệt làm giảm sưng nề, viêm tấy. Trong trường hợp da bị tổn thương do nhiệt độ cao, sử dụng loại chất lỏng này bôi lên có thể rút ngắn được khả năng hồi phục. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giảm nguy cơ để lại sẹo so với những phương pháp điều trị bỏng khác.
1. 2. Điều trị ho khan, ho có đờm
Công dụng trị ho khan, ho có đờm của mật ong rất phổ biến vì đây là phương pháp dễ dàng sử dụng, lại mang hiệu quả điều trị cao. Có rất nhiều cách để thực hiện:
Kết hợp với quất: Rửa sạch khoảng 3 đến 4 quả quất rồi cho vào bát nhỏ, đổ mật ong ngập quất và hấp trong khoảng 15 phút. Sau đó uống dần, tình trạng đau họng và ho sẽ giảm đáng kể. Hoặc bạn cũng có thể pha cùng với quất và nước ấm, uống 2 lần sau các bữa ăn buổi sáng và buổi tối.
Điều trị ho hiệu quả nhờ mật ong
Bên cạnh đó, có thể kết hợp mật ong với lá hẹ và tỏi với tác dụng hiệu quả khi điều trị long đờm và cảm cúm
1.3. Điều trị đái tháo đường
Mật ong có vị ngọt nhưng hoàn toàn từ tự nhiên và có chỉ số đường huyết thấp hơn so với đường mía. Bên cạnh đó, nó cũng có khả năng giữ đường huyết trong máu luôn ở mức ổn định. Chính vì thế, bệnh nhân tiểu đường luôn được khuyến khích thay thế các loại phụ gia đang sử dụng bằng loại chất lỏng đặc biệt này.
1.4. Giảm loét miệng do bức xạ hoặc điều trị hóa học
Đối với những bệnh nhân cần xạ trị hoặc bị loét miệng có thể uống mật ong sau các buổi xạ trị hoặc bôi lên các vết loét miệng sẽ thấy được tác dụng rất hiệu quả để chữa lành vết loét hoặc giảm nguy cơ bị loét miệng sau xạ trị, hóa trị.
1.5. Làm dịu bệnh trĩ
Với những bệnh mắc bệnh trĩ thường xuyên bị ngứa vùng hậu môn hoặc có hiện tượng lẫn máu trong phân thì bạn có thể sử dụng mật ong để thoa lên vùng bị tổn thương để giảm ngứa ngáy khiến bệnh nhân dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị bệnh cao nhất có thể.
1.6. Chữa lành vết thương
Mật ong có những thành phần có thể khử trùng và chữa lành vết thương, còn có thể loại trừ được những vi khuẩn chống thuốc kháng sinh, tình trạng lở loét sau phẫu thuật. Tuy nhiên, khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ thì không được phép dùng vì mật ong không có tác dung điều trị mọi vết thương mà với một số trường hợp còn làm chậm quá trình hồi phục bệnh.
Giảm tình trạng ngứa ngáy do vảy nến
1.7. Làm dịu đi bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là một trong những loại bệnh về da khá phổ biến và thường xuyên làm người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Bạn có thể kết hợp mật ong với dầu ô liu để phần da bị tổn thương giảm được tình trạng ngứa ngáy do bệnh gây ra.
2. Nên sử dụng mật ong như thế nào?
Để mật ong phát huy được tác dụng thì cần phải sử dụng đúng cách. Nên nhớ rằng, loại chất lỏng này chỉ an toàn đối với người lớn và những trẻ hơn 1 tuổi. Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì tuyệt đối không sử dụng để tránh tình trạng nghiêm trong liên quan đến hệ tiêu hóa.
Bào tử Clostridium botulinum có thể xâm nhập vào mật ong và khi tiếp xúc với trẻ có thể gây nguy hiểm vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa đủ sức chống lại nhiễm trùng. Thậm chí, những bào tử này có khả năng phát triển tạo độc tố nguy hiểm trong ruột của trẻ.
Trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong
Có một số trường hợp bị dị ứng với mật ong thì không nên sử dụng chất lỏng này. Nguy hiểm hơn là dị ứng phấn hoa ong có nguy cơ gây ra những phản ứng nghiêm trọng với cơ thể, gây tử vong. Một số biểu hiện dị ứng như thở khò khè, hen suyễn, chóng mặt, buồn nôn, toát mồ hôi, nhịp tim không đều,…
Mật ong Rhododendrons được cho là có chứa độc tố và có khả năng gây ra một số vấn đề về tim mạch, huyết áp thấp và đau ngực.
Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể sử dụng nhưng không nên lạm dụng.
Một số bệnh nhân bị tiểu đường cũng không nên sử dụng quá nhiều mật ong.
Hướng dẫn cách nhận biết mật ong nguyên chất và mật ong pha trộn:
Cho một thìa mật ong vào cốc nước: Nếu mật ong nguyên chất thì sẽ lắng xuống đáy cốc, còn loại pha trộn sẽ tan trong nước.
Dùng khăn giấy: Nhỏ mật ong lên khăn giấy, nếu là nguyên chất sẽ không thấm qua giấy. Nếu là mật ong pha loãng thì sẽ thấm vào giấy.
Phết mật ong lên bánh mì: Mật ong pha trộn sẽ làm bánh mì mềm hơn, còn mật ong nguyên chất sẽ làm bánh mì bị cứng và giòn.
Sử dụng giấm: Khi mật ong được pha với giấm có hiện tượng nổi bọt thì có thể loại này đã bị nhiễm các tạp chất khác.
Kiểm tra nhiệt: Khi đun nóng, mật ong sẽ nguyên chất sẽ bị đông lại, còn loại pha tạp chất sẽ có hiện tượng nổi bong bóng.
Tuy mật ong có công dụng tốt nhưng không phù hợp với tất cả mọi đối tượng, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe cần được giải đáp bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56, các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng phục vụ bạn.