Táo bón là tình trạng có thể kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ, vì vậy bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến trẻ. Nếu mẹ băn khoăn không biết cách xử lý khi trẻ bị táo bón như thế nào hay cách trị táo bón cho trẻ 2-3 tuổi sao cho đúng? Hãy cùng Huggies tìm hiểu nguyên nhân và cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian an toàn và hiệu quả trong bài viết sau đây nhé!
>> Tham khảo:
- Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ: Nguyên nhân và cách chữa trị
- Trẻ bị nôn không sốt: Nguyên nhân, Bố mẹ cần làm gì
- Bé bị đầy bụng và nôn: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả
Trẻ bị táo bón là gì?
Trẻ bị táo bón là tình trạng bé đi đại tiện ít hơn bình thường (ít hơn 3 lần mỗi tuần) và kèm theo theo các triệu chứng như: khó chịu, đau hậu môn và gặp khó khăn khi đại tiện. Trong một số trường hợp, táo bón có thể không do bệnh lý hay nguyên nhân rõ ràng nào khác, và được gọi là táo bón vô căn.
Việc phát hiện sớm và xử lý tình trạng táo bón ở trẻ là rất quan trọng. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, phân sẽ tích tụ nhiều trong đại tràng, dẫn đến việc các thành phần độc hại trong chất thải có thể bị hấp thu ngược vào ruột, gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Theo tiêu chuẩn của NICE (National Institute for Health and Care Excellence) năm 2010, táo bón được chẩn đoán nếu có ít nhất 2 trong số các tiêu chí sau:
- Số lần đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần hoặc không đều đặn so với bình thường.
- Phân có kích thước lớn, cứng hoặc quá to, có thể làm nghẹt toilet.
- Trẻ gặp khó khăn và cảm thấy khó chịu khi đi tiêu.
- Phân cứng kết hợp với gắng sức rặn có thể gây chảy máu hậu môn.
- Có tiền sử táo bón trước đó.
- Có tiền sử hoặc đang bị nứt hậu môn, đau và chảy máu do phân cứng.
>> Tham khảo: Trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì hiệu quả, an toàn?
Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón
Trẻ táo bón thường do 2 nhóm nguyên nhân chính: thực thể (khoảng 5%) và chức năng (khoảng 95%).
Nguyên nhân thực thể
- Cường giáp: Làm giảm hoạt động của cơ ruột và gây táo bón.
- Phình đại tràng bẩm sinh: Đây là bệnh bẩm sinh làm cho một đoạn đại tràng không co bóp được dẫn tới chất thải trong đại tràng bị ứ đọng, khó lưu thông để thải phân ra ngoài khiến trẻ bị táo bón.
- Đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh đái tháo đường có thể gặp phải tình trạng táo bón.
- Vấn đề thần kinh: Bệnh bại não, chậm phát triển tâm thần, và các bệnh lý cột sống cũng có thể dẫn đến táo bón.
Nguyên nhân thực thể
- Nhịn đi ngoài: Hầu hết trẻ em hiện nay thường nhịn đi đại tiện vì sợ nhà vệ sinh bẩn, sợ đau do nứt kẽ hậu môn hoặc sợ bị la mắng khi đại tiện không hợp lý,... gây mất phản xạ đi ngoài làm cho táo bón ngày càng nặng.
- Trẻ ít vận động: Trẻ em thường xuyên ngồi xem tivi, chơi game, hoặc ngồi học quá lâu sẽ làm cho cơ bụng yếu và nhu động ruột kém. Đây chính là nguyên nhân làm cho trẻ bị táo bón lâu ngày.
- Thay đổi chế độ ăn: Trẻ sơ sinh có thể bị táo bón khi ăn thức ăn đặc lần đầu hoặc khi cai sữa mẹ. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh chứa nhiều đạm, sắt, canxi, photpho, chất xơ,... Nếu pha không đúng cách, có thể gây táo bón..
- Trẻ uống ít nước: Khi bé không cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày sẽ dễ làm cho phân đặc và rắn hơn. Dẫn đến tình trạng khó lưu thông, thức ăn bị giữ lại ở đại tràng lâu hơn, mất nước làm cho trẻ bị táo bón.
- Ngoài ra, chế độ ăn thiếu chất xơ cũng có thể dẫn đến táo bón. Chất xơ có trong rau củ quả giúp làm tăng thể tích phân và làm cho phân trẻ sơ sinh mềm hơn.
>> Tham khảo:
- Làm gì khi trẻ sơ sinh đi phân có bọt, phân lỏng?
- 15 loại sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi tốt nhất được khuyên dùng
Thói quen nhịn đại tiện có thể làm tình trạng táo bón của trẻ trở nên nặng hơn (Nguồn: Sưu tầm)
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Dấu hiệu nhận biết bé bị táo bón
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bé bị táo bón ba mẹ cần lưu ý:
- Phân cứng, vón cục
- Tần suất trẻ đi ngoài ít, khoảng 3 lần/tuần
- Có dính máu theo phân hoặc giấy vệ sinh
- Trẻ gặp khó khăn, thường rặn nhiều khi đại tiện
- Trẻ có biểu hiện nhịn đi cầu
- Ngoài ra, trẻ còn có dấu hiệu khác như: trẻ biếng ăn, quấy khóc, chướng bụng, đầy hơi
>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị đau bụng: Nguyên nhân và cách chữa trị
Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà mẹ nên biết
Trẻ bị táo bón phải làm sao? Dưới đây là một số cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ba mẹ có thể tham khảo:
Bổ sung chất xơ
Trẻ sơ sinh bị bón nên tăng cường bổ sung đầy đủ chất xơ bằng cách duy trì chế độ ăn cân đối, bao gồm nhiều rau xanh và trái cây hoa quả,… Chất xơ giúp kích thích hoạt động của đường ruột, làm cho phân dễ dàng được đào thải ra ngoài.
Tuy nhiên, ba mẹ cần chú ý khi chọn loại chất xơ cho bé, vì một số loại có thể làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Chất xơ được chia làm 2 loại chính:
- Chất xơ không hòa tan: Tăng khối lượng phân và kích thích nhu động ruột để giúp phân ra ngoài dễ dàng. Loại này có nhiều trong các loại ngũ cốc.
- Chất xơ hòa tan: Giúp hấp thu nước và tạo hỗn hợp giúp làm mềm phân. Loại này có nhiều trong lúa mạch, yến mạch, các loại hạt, trái cây và rau quả.
Chất xơ hòa tan có lợi cho hệ tiêu hóa, nhưng nếu bị lên men sẽ làm giảm khả năng giữ nước trong cơ thể, hiệu quả điều trị không cao
Ngược lại, việc bổ sung quá nhiều chất xơ không hòa tan có thể không tốt. Một số trường hợp cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều loại chất xơ này có thể làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
>> Tham khảo:
- Thực đơn cho bé 1 tuổi biếng ăn đủ chất, giúp tăng cân
- 13 loại trái cây tốt cho bé ăn dặm và cách làm hoa quả ăn dặm cho bé
Cho trẻ uống đủ nước
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên tăng cường bú sữa mẹ thường xuyên hơn để cung cấp đủ lượng nước và dưỡng chất cần thiết cho bé.
Đối với trẻ nhỏ 1 tuổi, mẹ hãy tập thói quen cho bé uống một cốc nước ấm khi thức dậy vào buổi sáng hoặc cho bé uống các loại trái cây như: lệ, mận, táo,.... Nước giúp thải độc trong cơ thể, làm mềm phân và quá trình đi ngoài trở nên dễ dàng hơn.
Bổ sung vi lợi khuẩn cho trẻ
Tình trạng mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Để cải thiện tình trạng này, mẹ hãy bổ sung lợi khuẩn cho trẻ qua các sản phẩm như sữa chua, men vi sinh,…
>> Tham khảo: Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng?
Massage bụng cho trẻ sơ sinh
Đây là cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh nhằm kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả. Mẹ chỉ cần làm nóng lòng bàn tay, áp vào rốn và xoa bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ từ rốn qua phải, rồi vòng qua trên rốn sang bên trái (ngược chiều kim đồng hồ). Cách này vừa giúp trẻ dễ chịu, vừa trị táo bón nhanh chóng.
>> Tham khảo: Trẻ Bị Nhiễm Khuẩn Đường Ruột Bao Lâu Thì Khỏi? Nguyên Nhân, Triệu Chứng
Mẹo chữa trẻ bị táo bón hiệu bằng cách massage bụng bé nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ (Nguồn: Sưu tầm)
Tập trẻ vận động nhiều hơn
Việc vận động thường xuyên giúp kích thích hoạt động của đường ruột và thúc đẩy quá trình đào thải phân, từ đó giảm tình trạng táo bón. Vì vậy, mẹ nên tập cho trẻ vận động từ 30-60 phút/ngày.
Cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ
Từ khi bé còn nhỏ, mẹ nên hình thành thói quen tốt này. Thói quen tập trung khi đi đại tiện, đi đúng giờ sẽ giúp bé hình thành phản xạ có điều kiện và hỗ trợ đi ngoài dễ hơn nhằm trị táo bón hiệu quả.
Mẹ nên tăng cường bổ sung chất xơ cho bé giúp giảm tình trạng bé bị táo bón (Nguồn: Sưu tầm)
Cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian
Khi đã xác định được nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, cha mẹ có thể có những cách trị táo bón cho bé phù hợp.
95% táo bón ở trẻ là táo bón chức năng, chỉ có một vài trường hợp do táo bón bệnh lý. Vì vậy để con nhanh khỏi hơn, mẹ nên thay đổi một số thói quen gây hại cho trẻ và áp dụng một số cách chữa táo bón cho trẻ theo dân gian như sau:
1. Trị táo bón cho bé bằng rau diếp cá
Dùng rau diếp cá là một trong những mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Mặc dù hơi khó uống do có vị tanh nhưng rau này lại chứa rất nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị: 30g rau diếp cá tươi hoặc 10g rau diếp cá khô.
- Cách dùng: Rau diếp cá tươi thì mẹ cần phải đem phơi khô rồi sau đó hãm như trà, cho bé uống nhiều lần trong ngày. Có thể xay diếp cá tươi lấy nước uống mỗi ngày 1 ly hoặc ăn sống kèm với các món như cá, thịt để tăng hiệu quả điều trị táo bón.
Lưu ý: Phương pháp này chỉ áp dụng cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên, khi bé đã bắt đầu ăn dặm.
Mẹ có thể dùng rau diếp cá để chữa táo bón cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm)
2. Lô hội (nha đam) cải thiện táo bón ở bé hiệu quả
Gel lô hội được dùng như một phương thuốc giúp nhuận tràng, giảm viêm nhiễm đường ruột và trị táo bón vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị: 1 lá lô hội, đường phèn.
- Cách dùng: Đầu tiên là mẹ cần phải gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, lấy ruột lô hội cắt thành những miếng nhỏ đem nấu chung với đường phèn. Để nguội, chia 3 lần ăn trong ngày, dùng cả cái lẫn nước. Khi thấy phân mềm thì nên dừng ngay, không nên dùng lô hội kéo dài sẽ chuyển thành tiêu chảy.
Lưu ý: Mẹ chỉ nên cho trẻ trên 1 tuổi sử dụng, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé đã ổn định và có khả năng hấp thụ các dưỡng chất từ thực phẩm.
>> Tham khảo: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
3. Meo chữa táo bón hiệu quả vật ong
Mật ong có nhiều công dụng quý với sức khỏe như cải thiện hệ miễn dịch, thải độc, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây hại trong đường ruột. Đặc biệt, thành phần vitamin C và nước dồi dào trong mật ong còn giúp đưa thêm chất lỏng vào ruột, bôi trơn đường tiêu hóa, làm mềm phân. Mẹ có thể thực hiện mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng bài thuốc dân gian từ mật ong theo hướng dẫn sau. Chú ý mật ong chỉ dùng cho trẻ từ 12 tháng trở lên.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị: 100ml mật ong nguyên chất, 1 ly sữa ấm.
- Cách dùng: Mẹ cho mật ong vào ly sữa, khuấy đều hỗn hợp lên và uống hết 1 lần. Cho bé uống vào buổi sáng sớm trước khi ăn để kích thích đại tiện, tạo thói quen đi cầu đều đặn mỗi ngày.
Lưu ý: Đây là mẹo dân gian trị táo bón chỉ áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.
>> Tham khảo: Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách chữa
Mẹo chữa trẻ bị táo bón hiệu quả bằng mật ong (Nguồn: Sưu tầm)
4. Vừng (mè) đen trị táo bón cho trẻ
Thành phần tinh dầu và chất xơ trong vừng đen giúp bôi trơn đường ruột, làm tăng khối lượng phân, tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa được nhanh chóng hơn. Đây cũng là vị thuốc có tác dụng nhuận tràng được Đông y ưu ái sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị táo bón cho trẻ.
Cách thực hiện
- Nguyên liệu: Vừng đen (50g), mật ong nguyên chất (30ml).
- Cách dùng: Sao vừng đen cho thơm rồi trộn chung với mật ong cho trẻ dễ ăn. Mẹ nên cho trẻ ăn liên tục 2 - 3 lần trong ngày nhé!
Lưu ý: Mẹ có thể bắt đầu cho bé sử dụng khi bé khoảng 6 tháng tuổi, lúc này bé bắt đầu ăn dặm và làm quen với các loại thực phẩm.
>> Tham khảo: Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da Mẹ Nên Ăn Gì Để Bé Mau Khỏi Bệnh?
5. Giảm táo bón cho trẻ bằng rau mồng tơi
Theo các tài liệu y học cổ truyền, rau mồng tơi có tính hàn, giúp nhuận tràng, thông tiện, trị nóng trong, làm sạch chất độc hại trong đường ruột. Ngoài ra, chất nhầy được tìm thấy trong loại rau này cũng giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn xuống đại tràng, rút ngắn thời gian tiêu hóa, giảm táo bón. Vì vậy, mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua món canh rau mồng tơi nhé!
Cách thực hiện
- Chuẩn bị: 500g rau mồng tơi.
- Cách dùng: Mẹ nấu canh rau mồng tơi chung với cua đồng, tôm hoặc thịt bằm cho trẻ ăn hàng ngày. Sau vài ngày, hoạt động đại tiện sẽ thông suốt, dễ dàng hơn.
Lưu ý: Khi sử dụng, mẹ nên thử 1 lượng nhỏ đối với các nguyên liệu mới mà bé chưa từng thử và quan sát phản ứng của bé khi dùng.
Bé bị táo bón khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Táo bón ở trẻ thường không nguy hiểm, nhưng nếu bố mẹ để tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng hoặc tiềm ẩn nhiều loại bệnh lý khác. Vì vậy, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu táo báo kéo dài 2 tuần hay xuất hiện những triệu chứng sau:
- Bé thường xuyên bị táo bón và hay tái phát.
- Bé bị táo bón kèm đau bụng kéo dài
- Bé bị táo bón kèm nôn ói
- Bé bị táo bón kèm chướng bụng
- Có máu trong phân hoặc đau khi đi tiêu.
- Trẻ không chịu ăn uống, bị sụt cân do táo bón
>> Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng 0-12 tháng tuổi: Ăn gì, lượng ăn bao nhiêu
Bé bị táo bón phải làm sao? Khi nào đưa bé đến bác sĩ? (Nguồn: Tham khảo)
Biến chứng khi trẻ bị táo bón lâu ngày
Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị táo bón lâu ngày và trở thành mãn tính, cụ thể như sau:
- Đại tiện ra máu
- Phân bị tắc nghẽn.
- Đau ở vùng xung quanh hậu môn, tạo nên vết thương hoặc nứt hậu môn;
- Bị trĩ nội, trị ngoại
- Tắc ruột ở trẻ em
- Phát triển không đồng đều về trí tuệ và thể chất
>> Bố mẹ có thể tham khảo thêm: Bộ đôi Tã quần Huggies size M và tã quần Huggies size L cho bé từ 3 tháng đến 1 tuổi
Câu hỏi thường gặp về trẻ táo bón
Bé bị táo bón nên ăn uống gì?
Để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ, các mẹ nên tăng cường lượng chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ. Một số thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau khoai lang, mồng tơi, cải xanh, súp lơ, rau bina, rau diếp cá,.... Ngoài ra, các loại trái cây như cam, bưởi, đu đủ, chuối, xoài, lê, táo,... cũng rất hiệu quả.
>> Tham khảo: Top 5 loại thuốc canxi cho bé phát triển cao lớn, khỏe mạnh
Tại sao trẻ uống sữa công thức bị táo bón?
Thành phần sữa công thức gồm đạm whey và casein. Trong khi sữa mẹ có tỷ lệ đạm whey cao hơn casein, giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thụ, thì sữa công thức thường có tỷ lệ casein cao hơn. Dẫn đến việc casein bị tích tụ và kết tủa trong dạ dày, gây đầy hơi và khó tiêu. Từ đó làm tăng nguy cơ táo bón ở trẻ khi sử dụng sữa công thức.
Hy vọng những thông tin chia sẻ về cách trị táo bón cho trẻ an toàn và hiệu quả ở trên đã phần nào giúp bố mẹ biết cách nhận biết, cũng như xử lý tốt khi trẻ bị táo bón. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác, hãy nhanh tay truy cập Góc chuyên gia Huggies nhằm giúp nhiều bậc phụ huynh giải đáp các vấn đề liên quan đến sức khỏe và quá trình chăm sóc bé.
Sản phẩm bố mẹ tìm mua nhiều:
tã dán Huggies size M, bỉm dán Huggies, tã dán Huggies size L, bỉm dán Huggies tràm trà size XL, tã dán Huggies size XXL, tã quần Huggies, tã quần Huggies size L, tã quần Huggies size M, tã quần Huggies size XL, tã quần Huggies tràm trà size XXL