Chăm sóc cô bé trong “mùa dâu” là vấn đề các chị em phụ nữ nên đặc biệt quan tâm để bảo vệ sức khỏe vùng kín của mình. Nhiều bạn nữ lo ngại liệu máu kinh nguyệt nhớt có nguy hiểm không? Đây dấu hiệu của bệnh gì? Cùng tìm hiểu dưới đây.
Máu kinh nguyệt có nhớt có nguy hiểm không?
Thông thường, máu kinh nguyệt có nhớt vào mỗi “mùa rụng dâu” là vấn đề sinh lý bình thường, các bạn nữ không còn quá lo lắng. Nguyên nhân là do trong giai đoạn trứng rụng, cổ tử cung sẽ tiết ra chất nhầy màu trắng nhiều hơn so với bình thường. Lượng dịch này ít hay nhiều còn tùy thuộc vào nồng độ hormone của mỗi người. Nếu nồng độ này cao, "cô bé" sẽ tiết dịch nhầy nhiều hơn và có phần ẩm ướt hơn bình thường.
Không phải tất cả mọi trường hợp máu kinh nguyệt có nhớt đều nguy hiểm. Nếu tình trạng này chỉ diễn ra trong 1 - 2 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt và không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác thì có thể được xem đây là tình trạng sinh lý bình thường của bạn nữ. Tuy nhiên, nếu máu kinh nguyệt có nhớt kèm theo các triệu chứng bất thường, các bạn nữ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như có được phương pháp điều trị đúng đắn.
Máu kinh nguyệt nhớt và nhầy có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
Khi máu kinh nguyệt có nhớt và nhầy, chúng thường dính và đặc hơn so với bình thường. Nếu tình trạng này kèm theo các triệu chứng như đau bụng dữ dội, ra máu có màu đen, ra nhiều máu hoặc chất nhầy có mùi hôi thì có thể bạn đang mắc một số vấn đề về bệnh phụ khoa như sau:
Viêm vùng phụ
Đây là tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục ở nữ bao gồm âm đạo, tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Bên cạnh triệu chứng máu kinh nguyệt nhớt, viêm phần phụ còn có các dấu hiệu sau:
- Sốt;
- Đau ở phần bụng dưới;
- Chảy máu giữa 2 kỳ kinh nguyệt;
- Đau rát, chảy máu trong và sau khi quan hệ;
- Âm đạo ra mủ hoặc ra các chất lỏng bất thường khác;
- Đau khi đi tiểu tiện.
U xơ tử cung
Sự phát triển bất thường của tế bào tử cung tạo nên khối u bên trong hoặc trên bề mặt tử cung được gọi là tình trạng u xơ tử cung. Tình trạng khối u xuất hiện ở tử cung có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và tử cung của chị em phụ nữ. Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng u xơ tử cung bao gồm:
- Máu ở kỳ kinh nguyệt nhiều và có phần nhớt hơn bình thường;
- Đau vùng bụng dưới;
- Tiểu đêm hoặc tiểu nhiều;
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều;
Nếu mắc phải các dấu hiệu trên, chị em hãy đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để nhận được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung là tình trạng xuất hiện một khối u nhỏ với tần suất thường xuyên trên cổ tử cung. Nếu như không phát hiện và điều trị kịp lúc, polyp tử cung có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Ngoài triệu chứng máu kinh nguyệt có độ nhớt nhiều hơn bình thường, tình trạng polyp tử cung còn xuất hiện các triệu chứng sau:
- Đau vùng bụng dưới;
- Ra nhiều máu kinh nguyệt hơn;
- Rong kinh;
- Ra dịch âm đạo.
Khi gặp các dấu hiệu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Ung thư cổ tử cung
Máu kinh nguyệt nhớt và nhầy cũng là một biểu hiện của bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu đặc trưng. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Chảy máu sau khi quan hệ;
- Đau vùng bụng dưới và đau lưng;
- Tiểu ra máu hoặc tiểu buốt;
- Mệt mỏi, cân nặng giảm đột ngột;
- Khí hư âm đạo có mùi hôi hoặc có màu sắc lạ;
- Kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường;
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa phổ biến ở chị em phụ nữ. Bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào trong nội mạc tử cung và gây nên tình trạng nhiễm trùng. Một trong các triệu chứng của bệnh này là âm đạo ra khí hư. Dịch khí hư có màu xanh hoặc vàng nhạt, đặc biệt xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng xuất hiện ở nhiều bệnh khác. Vì thế, bạn cần đến thăm khám khi có các triệu chứng trên để được chuyên gia y tế cho lời khuyên phù hợp.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Đây là một bệnh lý có thể gây nên tình trạng máu kinh nguyệt có nhớt. Lộ tuyến cổ tử cung bị viêm sẽ gây nên các triệu chứng như đau lưng, đau bụng, ra dịch âm đạo bất thường, ra khí hư có mùi hôi,...
Cách phòng ngừa tình trạng máu kinh nguyệt có nhớt
Có nhiều tác nhân gây nên tình trạng máu kinh nguyệt nhớt. Tuy nhiên, phần lớn là do các bạn gái chưa chăm sóc đúng cách vùng kín của mình, từ đó tạo cơ hội cho các vi khuẩn và nấm xâm nhập gây nên tình trạng viêm nhiễm. Để phòng tránh tình trạng này diễn ra, chị em phụ nữ cần lưu ý các điều sau:
- Vệ sinh vùng tam giác đúng cách: Thường xuyên vệ sinh “cô bé” với dung dịch vệ sinh phụ nữ để giúp “cô bé” của bạn luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Lưu ý nên chọn dung dịch vệ sinh có pH phù hợp. Những ngày “dâu rụng” là thời điểm mà các vi khuẩn dễ dàng tấn công “cô bé” nhất, vì thế vào các ngày này, bạn nên thay băng vệ sinh ít nhất 4 lần một ngày để góp phần bảo vệ “cô bé” nhé!
- Cân bằng pH cho vùng kín: Âm đạo có pH trong khoảng từ 3.8 - 4.5, ở khoảng này, vi khuẩn có lợi sẽ thuận lợi sinh sống và phát triển góp phần bảo vệ vùng kín tránh khỏi các tác nhân viêm nhiễm. Khi vệ sinh, các nàng không nên thụt rửa âm đạo bằng xà phòng hoặc dùng dung dịch vệ sinh có độ pH quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng pH của vùng kín.
- Quan hệ an toàn: Các nàng nên vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ để tránh các bệnh viêm nhiễm qua đường tình dục ảnh hưởng đến sức khỏe “cô bé”. Không nên quan hệ vào các ngày hành kinh vì thời điểm này, vi khuẩn rất dễ xâm nhập.
- Chế độ ăn uống khoa học: Các bạn nữ nên bổ sung các loại thực phẩm giúp cân bằng nội tiết tố nữ như hạnh nhân, đậu nành, cá hồi, bơ,...
- Khám phụ khoa định kỳ: Việc này giúp chị em có thể theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời những tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về bệnh lý liên quan đến triệu chứng máu kinh nguyệt nhớt. Nếu có các biểu hiện bất thường ở vùng tam giác, bạn nên đến thăm khám ngay để được phát hiện và điều trị kịp thời. Các chị em phụ nữ nên xây dựng và hình thành thói quen vệ sinh "cô bé" đúng cách, đặc biệt là vào “mùa dâu rụng” để góp phần bảo vệ "cô bé" trước các tác nhân nguy hại nhé!
Xem thêm: Máu kinh màu nâu có bình thường không? Nên làm gì khi máu kinh màu nâu?