Lá trầu không được sử dụng phổ biến để chữa bệnh qua các bài thuốc y học dân gian từ thời xưa đến nay. Vậy lá trầu không có tác dụng gì? Cùng tìm tác dụng của loại thần dược này và cách sử dụng nó thông qua bài viết dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng của lá trầu không
Trong 100g lá trầu không bao gồm các chất dinh dưỡng sau:
- Năng lượng: 61 kcal
- Nước: 85.6g
- Protein: 3g
- Chất xơ: 1.8 g
- Chất béo: 1 g
- Carbs: 6 g
- Muối khoáng: 2.3g
- Cacbohidrat: 6.1g
- Vitamin A: 2.5mg
- Canxi: 0.5g
- Sắt: 0.007g
Ngoài ra, trong lá trầu không cũng rất giàu các vitamin và khoáng chất như vitamin B, vitamin C, thiamin, niacin, riboflavin, carotene, tinh dầu,…
Công dụng của lá trầu không
Lá trầu không là một vị thuốc dân gian có khả năng điều trị một số loại bệnh hiệu quả. Cùng tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời từ chúng qua thông tin sau.
Giảm đau
Trong lá trầu không, chứa nhiều hợp chất chống viêm có khả năng giảm đau hiệu quả trong việc đối phó với các triệu chứng của các bệnh như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương,…
Lá trầu không có tác dụng chống viêm, giảm đau
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Sử dụng lá trầu có tác dụng chống các chất oxy hóa, giúp duy trì sự ổn định lượng đường trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng lá trầu không có khả năng điều trị hiệu quả bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Xem thêm:Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân và biến chứng
Chữa lành vết thương
Lá trầu có khả năng hỗ trợ quá trình lành vết thương một cách nhanh chóng, nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Điều này giúp tăng cường khả năng chống lại các bệnh tật và thúc đẩy quá trình hồi phục của vết thương, đặc biệt là trong trường hợp vết thương do bỏng.
Điều trị bệnh răng miệng
Lá trầu có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, có lợi cho sức khỏe răng miệng. Nó có khả năng chống lại các vi khuẩn gây mùi trong khoáng miệng. Bằng cách nhai một lượng nhỏ lá trầu sau bữa ăn sẽ giúp chống hôi miệng, tránh sâu răng,…hoặc các bệnh lý răng miệng thường gặp khác.
Lá trầu không có lợi cho răng miệng
Chữa bệnh loét dạ dày
Lá trầu có thể được sử dụng trong điều trị loét dạ dày do đặc tính chống oxy hóa, lá trầu có thể làm tăng hàm lượng chất nhầy trên niêm mạc dạ dày đồng thời ức chế lượng axit trong dạ dày, từ đó có tác dụng chống loét dạ dày.
Cách sử dụng lá trầu đúng cách
Để việc sử dụng lá trầu không đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ theo liều lượng và cách dùng theo các khuyến cáo từ chuyên gia dưới đây.
Liều dùng và cách dùng
Liều lượng phù hợp khi sử dụng lá trầu không mỗi ngày là từ 8 đến 16g. Tuy nhiên, liều dùng có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu sử dụng của mỗi người.
Lá trầu có thể được sử dụng theo các cách sau:
- Bạn có thể dùng để sắc lấy nước uống.
- Có thể dùng đắp ngoài da để rửa vết thương.
- Có thể nhai lá trầu để tốt cho tiêu hóa và răng miệng.
Một số bài thuốc hay của lá trầu không
Gợi ý các bài thuốc dân gian trị bệnh từ lá trầu không:
- Chữa vết thương:
Cách 1: Chuẩn bị 10g lá trầu không, 10g lá thanh táo, 10g lá cỏ răng cưa. Tất cả đem giã nát rồi đắp lên vết thương.
Cách 2: Lá trầu không tươi 40g, đem rửa sạch, đun với 2 lít nước sôi trong 15 phút. Để nguội, lọc lấy nước trong, thêm 8g phèn phi, đánh tan rồi rửa vết thương.
- Chữa mụn nhọt:
Chuẩn bị 10g lá trầu không, 10g lá thồm lồm, 10g hoa dâm bụt. Giã nát tất cả rồi đắp lên vùng da bị mụn.
- Chữa tiểu gắt:
Chuẩn bị 10g rễ trầu không, 10g rễ cau. Sắc uống ngày một thang, dùng vài ngày đến khi khỏi.
- Chữa trật khớp, bong gân:
Chuẩn bị 12g lá trầu không, 20g nghệ già, 12g lá cúc tần, 12g lá xạ can. Giã nát, trộn với ít giấm rồi đắp lên chỗ sưng đau. Thay băng khoảng 2-3 lần/ngày.
Gợi ý các bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không
Một số lưu ý cần biết khi sử dụng lá trầu không
Khi sử dụng lá trầu không bao gồm:
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em và người già nên tránh sử dụng lá trầu không quá liều vì có thể gây hại đến thai nhi và mẹ bầu.
- Những người mắc bệnh mãn tính hoặc các bệnh lý nghiêm trọng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng lá trầu không để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Trong quá trình sử dụng, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ.
- Lá trầu không có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc dược liệu khác.
- Tránh lạm dụng lá trầu để điều trị bệnh, vì đây chỉ là dược phẩm hỗ trợ sức khoẻ, không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh.
Lá trầu không có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị và phòng ngừa các bệnh mãn tính. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y và các chuyên gia để đảm bảo an toàn và đúng cách.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm:
Uống lá ổi có tác dụng gì? Cách xử lý và chế biến lá ổi an toàn, hiệu quả
12 tác dụng của mãng cầu gai tốt cho sức khoẻ, làm đẹp da & giảm cân hiệu quả
Bật mí 6 công dụng tuyệt vời từ quả bưởi và cách sử dụng
Ăn chuối có tác dụng gì? Tổng hợp 9 công dụng tuyệt vời từ trái chuối
Bật mí 5 lợi ích sức khoẻ đáng ngạc nhiên từ quả la hán