Nhiều người thắc mắc khóc nhiều sẽ bị gì, có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Khóc là hành động rất bình thường của con người nhằm thể hiện cảm xúc, tuy nhiên nếu khóc quá nhiều và thường xuyên thì có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực. Cùng Pharmacity tìm hiểu những tác hại của việc khóc nhiều đối với sức khỏe thể chất và tinh thần nhé.
Khóc là hành động rất bình thường của con người nhằm thể hiện cảm xúc
Tác động của việc khóc nhiều đối với sức khỏe
Khóc nhiều sẽ bị gì? Khóc nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn theo nhiều cách khác nhau, cả tích cực và tiêu cực.
Tác động tích cực
Khóc là phản ứng tự nhiên của con người trước những cảm xúc mạnh mẽ như buồn bã, đau khổ, vui sướng, thậm chí là khi bị kích thích bởi khói bụi hoặc hành tây. Mặc dù nhiều người thường sẽ cố gắng kìm nén nước mắt bởi cho rằng đó là biểu hiện của sự yếu đuối, tuy nhiên trên thực tế, khóc cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của chúng ta.
Dưới đây là một số tác động tích cực của việc khóc:
Giúp giải tỏa căng thẳng và cảm xúc:
Khi khóc, cơ thể bạn sẽ giải phóng hormone cortisol, còn được gọi là hormone căng thẳng. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn, giúp giảm bớt căng thẳng, lo âu và phiền muộn. Khóc cũng là cách giải phóng những cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn bã, thất vọng mà bạn khó có thể diễn tả bằng lời nói.
Cải thiện tâm trạng
Trạng thái khóc và đặc biệt là khóc nức nở, có thể giúp nâng cao tinh thần của bạn. Khi khóc thổn thức, bạn hít vào nhanh và nhiều không khí mát mẻ. Việc hít thở trong không khí mát hơn có thể giúp điều chỉnh cũng như làm giảm nhiệt độ của não. So với “cái đầu nóng”, bộ não mát mẻ sẽ trở nên dễ chịu hơn cho cơ thể và tâm trí của bạn. Do đó, tâm trạng của bạn cũng sẽ được cải thiện sau một thời gian khóc nức nở.
Tác dụng giảm đau
Nước mắt có chứa endorphin, đây là một loại hormone có tác dụng giảm đau tự nhiên, tương tự như morphine. Khi bạn khóc, endorphin được giải phóng vào máu, giúp giảm cảm giác đau đớn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nước mắt có chứa lysozyme, đây là một loại enzyme có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn. Lysozyme có thể giúp hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại các bệnh tật và bảo vệ mắt khỏi nhiễm trùng.
Giúp giải độc cơ thể
Có 3 loại nước mắt khác nhau:
- Nước mắt phản xạ: Giúp loại bỏ khói và bụi khỏi mắt bạn.
- Nước mắt tự nhiên: Chứa 98% nước, giúp bôi trơn và bảo vệ mắt khỏi nhiễm trùng.
- Nước mắt xúc động: Chứa các hormone căng thẳng cũng như các chất độc khác, có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc khóc sẽ đẩy những chất này ra khỏi cơ thể của bạn.
Thúc đẩy sự đồng cảm
Khóc có thể giúp chúng ta kết nối với người khác ở mức độ sâu sắc hơn. Khi bạn nhìn thấy người khác khóc, bạn có thể cảm thấy đồng cảm và muốn giúp đỡ họ. Khóc có thể giúp bạn thể hiện sự quan tâm cũng như chia sẻ với những người đang gặp khó khăn.
Tác động của việc khóc nhiều đối với sức khỏe
Tác động tiêu cực
Mặc dù khóc có thể mang đến những tác động tích cực như giúp giảm bớt cảm xúc tiêu cực và giải tỏa căng thẳng tạm thời, tuy nhiên việc khóc nhiều có thể gây ra một số tác động tiêu cực như sau:
Ảnh hưởng đến mắt
Khi bạn khóc nhiều, ít nhiều sẽ để lại nhiều ảnh hưởng xấu cho mắt như:
- Mắt đỏ và sưng: Khóc nhiều có thể khiến mắt bạn bị đỏ và sưng do các mạch máu xung quanh mắt bị giãn ra.
- Khô mắt: Nước mắt có tác dụng bôi trơn và bảo vệ mắt. Do đó, khi bạn khóc nhiều, lượng nước mắt tiết ra có thể giảm và dẫn đến tình trạng khô mắt.
- Mỏi mắt: Việc nhắm mắt và cau mày khi khóc sẽ khiến cơ mắt bị căng và mỏi.
Ảnh hưởng xấu đến da
Ngoài ảnh hưởng đến mắt, việc khóc nhiều cũng sẽ khiến da bạn bị ảnh hưởng như:
- Quầng thâm mắt: Việc khóc nhiều khiến các mạch máu dưới da mắt bị giãn ra và dẫn đến hình thành quầng thâm mắt.
- Da nhăn nheo: Việc nhăn mặt khi khóc khiến da mặt bị nhăn nheo, đặc biệt là ở vùng xung quanh mắt.
Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần
Khóc nhiều không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn rầu mà còn ảnh hưởng đến sự cân bằng cũng như ổn định trong tâm trí. Khi khóc, bạn sẽ khó tập trung và không suy nghĩ được cách để giải quyết vấn đề. Thực tế, khóc quá nhiều có sao không? Đôi khi, việc khóc nhiều có thể là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, lo âu hoặc trạng thái căng thẳng quá mức. Hơn nữa, khóc nhiều có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt hoặc rối loạn cảm xúc.
Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
Căng thẳng do việc khóc quá nhiều có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó dễ mắc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như cảm lạnh, nhiễm trùng.
Lưu ý:
- Việc khóc cũng có thể là một phần quá trình tự nhiên để giúp xử lý cảm xúc cũng như cải thiện tâm trạng. Nếu bạn thấy việc khóc nhiều đang gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của mình, nên cân nhắc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia về tâm cũng như các nguyên nhân gây ra việc khóc.
Khóc nhiều gây tác động tiêu cực đến sức khỏe
Một số mẹo giúp giảm bớt tác động tiêu cực của việc khóc
Bạn có thể tham khảo một số mẹo sau để có thể giảm bớt các tác động tiêu cực của việc khóc nhiều:
- Uống nhiều nước: Nước sẽ giúp giảm bớt sưng và đỏ ở mắt khi khóc quá nhiều.
- Chườm mát mắt: Dùng khăn mát hoặc túi đá chườm lên vùng mắt trong vài phút để giúp giảm sưng và đau hiệu quả.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt: Thuốc nhỏ mắt có thể giúp bôi trơn và làm dịu mắt.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Việc ngủ đủ giấc giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn cũng như ít bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực.
- Thực hành các kỹ thuật thư giãn: Các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga và châm cứu sẽ giúp giảm căng thẳng và lo âu.
- Trò chuyện với ai đó: Chia sẻ cảm xúc của bạn với bạn bè, các thành viên trong gia đình hoặc chuyên gia tư vấn có thể sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp cho thắc mắc khóc nhiều có sao không?. Mặc dù khóc là một cách giúp giải tỏa cảm xúc, tuy nhiên nếu trạng thái này diễn ra thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bạn. Vì vậy, hãy học cách kiểm soát, tự xoa dịu cảm xúc của chính mình là cách tuyệt vời giúp bạn tự vượt qua những căng thẳng, khó khăn phải đối mặt bất cứ lúc nào.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.