Việc lắp đặt camera giám sát tại nhà đã trở nên rất phổ biến và bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà mà không cần nhờ đến kỹ thuật viên. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình lắp đặt diễn ra suôn sẻ, bạn cần nắm rõ từng bước cụ thể. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết cách lắp camera quan sát đơn giản và nhanh chóng ngay tại nhà!
Trên thị trường có 2 loại camera giám sát có thể tự lắp đặt tại nhà: camera không dây và camera có dây. Trong đó, camera không dây được đánh giá là dễ lắp đặt nhất, phù hợp cho việc giám sát các không gian nhỏ như nhà ở, cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa,... Ngược lại, các dòng camera có dây lại đòi hỏi kiến thức kỹ thuật và kỹ năng đấu nối dây phức tạp. Nếu bạn không nắm rõ quy trình, việc tự lắp đặt loại camera này có thể sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều.
1. 2 bước chuẩn bị cơ bản trước khi lắp đặt camera
1.1. Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị lắp đặt
Trước khi bắt tay vào thực hiện cách lắp đặt camera, bạn cần chuẩn bị dụng cụ và thiết bị cần thiết cho quá trình lắp đặt camera:
- Thiết bị camera: Camera IP Wifi (hay còn được gọi là camera không dây) hoặc loại camera có dây.- Phụ kiện đi kèm camera: Bộ nguồn adapter, thẻ nhớ MicroSD và chân đế.
- Thiết bị theo dõi hình ảnh/video từ camera: Smartphone, máy tính bảng, laptop hoặc máy PC.
- Dụng cụ hỗ trợ: Dây nguồn, tua vít, máy khoan, băng dính, thang,...
Khi đã chuẩn bị đủ dụng cụ, bạn hãy kiểm tra xem tất cả các thiết bị đều hoạt động tốt hay không để tránh những rắc rối không đáng có trong quá trình lắp đặt.
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như máy khoan, tua vít, thang, đinh, dây nguồn,... để thực hiện lắp camera tại nhà.
1.2. Bước 2: Lựa chọn vị trí lắp đặt camera
Để lựa chọn được vị trí lắp đặt camera tốt nhất, bạn cần đặc biệt lưu ý một vài điều sau:
- Lắp camera ở vị trí trên cao, góc nhìn camera bao quát toàn bộ không gian. Ví dụ: góc tường, cửa sổ hoặc khu vực cổng rào.- Độ cao tối đa để lắp đặt camera là khoảng 3,5m.
- Không lắp camera ở những vị trí ngược sáng hoặc ngược, ngoại trừ các vị trí như tầng hầm, kho bãi, nhà xe,...
- Không được lắp camera quá xa router/bộ phát Wifi để tránh ảnh hưởng đến kết nối mạng sẽ khiến việc giám sát từ xa gặp khó khăn.
Vị trí lắp camera có độ cao khoảng 3,5m và có thể nhìn bao quát được khu vực cần giám sát.
2. 5 bước lắp đặt camera đơn giản, chuẩn xác
So với camera Wifi thì camera có dây sẽ khó lắp đặt hơn rất nhiều, nhưng bù lại camera có dây mang lại dữ liệu hình ảnh ổn định cao và không bị phụ thuộc vào kết nối Internet. Khi sử dụng camera có dây, bạn sẽ phải kéo dây tín hiệu từ từng camera đến đầu ghi, quá trình cài đặt có thể hơi phức tạp nhưng nếu tuân thủ các bước dưới đây, bạn sẽ thực hiện một cách dễ dàng.
2.1. Bước 1: Kết nối nguồn cho camera
Trước tiên, bạn cần kết nối nguồn để camera bắt đầu hoạt động. Sau khi kết nối, camera sẽ phát tín hiệu nhấp nháy đèn hoặc phát ra âm thanh thông báo tùy thuộc vào dòng sản phẩm.
Đối với camera có dây: Sau khi cắm điện kết nối nguồn cho camera, bạn cần thiết lập kết nối để camera nhận diện mạng. Phía sau camera có cổng kết nối mạng, hãy cắm dây mạng vào cổng và kết nối với máy tính để giám sát. Kết nối xong, hãy bật hệ thống camera lên để điều chỉnh góc quay của camera, đồng thời thiết lập thời gian, mật khẩu bảo mật và các cài đặt cần thiết.
Camera có dây cần cắm dây mạng vào cổng kết nối phía sau camera và mở máy tính để thực hiện kết nối.
Đối với camera không dây: Tuỳ vào nhà cung cấp của từng loại camera Wifi mà sẽ có ứng dụng di động riêng để bạn giám sát hình ảnh và cài đặt các thiết lập. Với camera Wifi, bạn chỉ cần quét mã QR phía dưới camera để tải ứng dụng để tuỳ chỉnh thiết lập. Sau đó, thực hiện các thiết lập như góc quay, mật khẩu, thời gian theo nhu cầu.
Camera không dây cần quét mã QR để tải ứng dụng tương thích với loại camera đang sử dụng để thực hiện kết nối.
2.2. Bước 2: Khoan tường để lắp đặt camera
- Ướm thử camera lên vị trí lắp đặt và đánh dấu lại vị trí cần khoan.- Sử dụng máy khoan để tạo gỗ gắn chân đế camera.
- Cần cẩn thận khi khoan tường để không làm hỏng tường và đảm bảo camera được cố định chắc chắn.
2.3. Bước 3: Lắp đặt chân đế camera lên tường
Sau khi khoan tường xong, bạn lắp đặt chân đế camera lên vị trí khoan. Dùng ốc vít hoặc đinh để cố định chân đế rồi lắp camera vào chân đế.
Nếu bạn sử dụng camera loại có dây, hãy cố định dây tín hiệu đến hộp đầu ghi hình vào ống luồn dây điện hoặc theo trần nhà, gốc nhà để đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Lắp chân đế camera vào vị trí tường đã khoan và dùng ốc vít đã chuẩn bị để cố định chân đế, sau đó mới lắp camera.
2.4. Bước 4: Điều chỉnh góc quay của camera
Sau khi đã hoàn tất việc lắp đặt, bạn cần điều chỉnh góc quay của camera để đảm bảo không có điểm mù trong khu vực giám sát.
Kiểm tra nguồn cấp dữ liệu video để xem camera có chụp được các khu vực dự định hay không. Nếu camera ngừng hoạt động, hãy kiểm tra các kết nối như dây tín hiệu hoặc đường truyền mạng để khắc phục sự cố.
Điều chỉnh góc quay của camera phù hợp với nhu cầu quan sát.
2.5. Bước 5: Kiểm tra tình trạng hoạt động của camera
Sau khi hoàn thành việc lắp đặt và kết nối mạng cho camera, hãy tiến hành kiểm tra theo các bước sau để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt:
- Dùng smartphone hoặc máy tính để kiểm tra chất lượng hình ảnh từ camera có được ghi lại rõ nét không.- Thử xoay góc nhìn để kiểm tra xem camera có thể điều chỉnh góc quay linh hoạt như mong muốn không.
- Thử chức năng zoom để chắc chắn các chi tiết vẫn rõ ràng khi phóng to.
- Nếu camera hỗ trợ đàm thoại, hãy gọi thử để đánh giá chất lượng âm thanh và hình ảnh.
Kiểm tra thật kỹ các tính năng như chất lượng hình ảnh, góc nhìn, zoom hình ảnh, âm thanh,... để đảm bảo camera hoạt động ổn định.
Nếu đang sử dụng Camera của FPT Telecom, quý khách hàng có thể dễ dàng liên hệ để lắp đặt camera, gia hạn dịch vụ Cloud Camera hoặc nhận tư vấn bằng một trong các cách sau: - Gọi đến số hotline 1900.6600 (nhấn phím 1), đội ngũ tư vấn viên sẽ hướng dẫn bạn cung cấp thông tin và địa chỉ để lắp đặt camera. - Điền form tư vấn miễn phí (góc phải dưới cùng) trên website https://fpt.vn/, trong vòng 5 - 10 phút, nhân viên kinh doanh sẽ gọi lại để hỗ trợ chi tiết. - Đến trực tiếp các điểm giao dịch FPT Telecom gần nhất để đăng ký và nhận tư vấn trực tiếp từ đội ngũ chuyên viên. Tra cứu các điểm giao dịch của FPT Telecom tại đây.3. Lưu ý khi tự lắp camera tại nhà
Tự lắp đặt camera tại nhà có thể tiết kiệm chi phí, nhưng để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, bạn cần chú ý một số điểm quan trọng sau:
1 - Chọn loại camera phù hợp: Tuỳ vào nhu cầu giám sát và không gian lắp đặt mà bạn có thể chọn loại camera phù hợp. Camera ngoài trời cần chọn loại vỏ chống gỉ, chống nước. Đối với camera lắp trong nhà thì bạn có thể chọn loại không cần quá nhiều tính năng chống bụi hay nước.
2 - Vị trí lắp đặt hợp lý: Tránh lắp camera tại các vị trí bị ánh sáng chiếu trực tiếp để hạn chế hiện tượng lóa sáng. Bạn cần tính toán cẩn thận để chọn được góc lắp phù hợp, tránh ánh sáng làm giảm chất lượng hình ảnh.
3 - Xem xét các tính năng cần thiết: Nên ưu tiên camera có khả năng xoay 360 độ, tích hợp hồng ngoại để ghi hình rõ nét vào ban đêm, hoặc các tính năng thông minh khác phù hợp với nhu cầu của bạn.
4 - Giám sát không gian rộng: Nếu khu vực cần quan sát quá lớn, hãy cân nhắc lắp hai camera ở góc chéo nhau để loại bỏ các điểm mù.
5 - Chọn nhà cung cấp uy tín: Đảm bảo mua thiết bị từ nơi cung cấp đáng tin cậy để sản phẩm chất lượng và nhận được hỗ trợ nhanh chóng khi cần.
6 - Kiểm tra kết nối wifi: Đối với camera wifi, hãy đảm bảo mạng internet tại khu vực lắp đặt ổn định và mạnh. Nếu tín hiệu đường truyền dữ liệu bị yếu, bạn nên sử dụng thêm bộ mở rộng sóng wifi để tăng cường kết nối.
Tuỳ vào vị trí lắp đặt trong nhà hay ngoài trời mà bạn có thể chọn loại camera có tính năng tương thích như chống nước, chống bụi.
Tự lắp camera tại nhà không hề khó nếu bạn nắm rõ các bước hướng dẫn chi tiết về cách lắp camera. Việc chuẩn bị kỹ càng từ dụng cụ, lựa chọn vị trí lắp đặt, đến quá trình lắp đặt sẽ giúp bạn có một hệ thống giám sát an toàn và hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn thực hiện việc lắp đặt camera quan sát tại nhà dễ dàng hơn. Nếu cần thêm hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với FPT Telecom qua hotline 1900.6600 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.