1. Khái niệm về viêm họng hạt
Bệnh xuất phát từ tình trạng viêm họng thông thường trở thành mạn tính quá phát. Người bị bệnh viêm họng hạt là do niêm mạc hầu họng bị những tác nhân gây bệnh tấn công với cường độ lớn, trong thời gian dài. Khi đó niêm mạc sẽ bị phình to thành các hạt to bằng hạt đậu hay hạt ngô và được gọi là viêm họng hạt.
Viêm họng hạt cần xác định chính xác nguyên nhân
Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh này, đặc biệt là đối tượng có sức đề kháng yếu như người già và trẻ nhỏ, những người có cơ địa yếu. Khi trời trở lạnh, viêm họng hạt càng dễ tái phát là các triệu chứng của nó cũng tiến triển nhanh và trở nên nặng hơn.
1.1. Viêm họng hạt cấp tính
Trong giai đoạn đầu, khi bệnh mới hình thành thì các triệu chứng của bệnh còn nhẹ và chưa quá nghiêm trọng. Lúc này, điều bạn cần làm đó là chữa trị dứt điểm càng sớm càng tốt, tránh để lâu bệnh khiến bệnh chuyển thành mạn tính.
1.2. Viêm họng hạt mạn tính
Nếu như bệnh kéo dài trên 3 tuần hoặc thường xuyên bị tái phát dù không phải mùa lạnh thì có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Lúc này, rất khó để chữa dứt điểm, việc điều trị trở nên khó khăn và có nguy cơ tái phát rất cao.
Viêm họng hạt cấp tính có thể chữa trị dứt điểm
2. Triệu chứng thường gặp khi bị viêm họng hạt
Thời gian ủ bệnh viêm họng hạt sẽ kéo dài khoảng 2 đến 5 ngày. Một số triệu chứng thường gặp có thể kể đến như:
Đau họng, khó nuốt: Khi niêm mạc bị tổn thương, người bệnh sẽ cảm thấy đau khi nuốt bất cứ thức ăn gì thậm chí là cả nước bọt.
Ngứa, vướng họng: Khi bị viêm họng hạt, các hạt sưng lên chính là lý do khiến người bệnh cảm thấy ngứa họng và cảm thấy vướng trong họng, ban đầu chỉ là ngứa và hơi vướng nhưng sau đó sẽ chuyển thành những cơn đau họng.
Ho: Ho cũng là một triệu chứng của viêm họng hạt, họng bị kích thích sẽ rất dễ tạo ra những cơn ho khan hoặc ho có đờm từ các ổ viêm nhiễm trong họng tiết ra. Khi ho, người bệnh cũng cảm thấy đau rát ở cổ họng.
Sốt cao, nổi hạch bạch huyết: Sốt và nổi hạch bạch huyết là những dấu hiệu phản ứng của hệ miễn dịch đối với những tác nhân bên ngoài. Khi bị viêm họng hạt bạn cũng có thể bị sốt khi hệ thống miễn dịch phát hiện tác nhân và tăng cường hoạt động để chống lại nó.
Hơi thở có mùi khó chịu: Khi bị viêm họng hay viêm họng hạt, bạn sẽ đều cảm thấy hơi thở của mình có mùi khó chịu hơn bình thường.
3. Viêm họng hạt có khỏi được không?
Đây là một bệnh lý mạn tính quá phát nên không thể tự khỏi. Nếu bị cấp tính, bạn cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp, chữa khỏi càng sớm càng tốt. Còn khi viêm họng hạt trở thành mạn tính thì sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn để điều trị dứt điểm.
4. Biến chứng của viêm họng hạt mạn tính
Tuy bệnh không gây ra sự nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh tái phát thường xuyên sẽ ảnh hưởng cuộc sống và sinh hoạt. Nó khiến cơ thể mệt mỏi và khó chịu khi phải chịu đựng những cơn đau từ viêm họng. Ngoài ra, viêm họng hạt cũng có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Gây sưng viêm hầu họng, áp xe, sưng amidan.
- Gây ra các bệnh lý đường hô hấp như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm thanh quản,...
- Viêm họng tái phát nhiều lần có thể dẫn đến ho ra máu,...
- Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm cầu thận hay viêm ngoài màng tim.
Viêm họng hạt tuy là một bệnh về đường hô hấp trên nhưng nó lại rất phức tạp và khó điều trị dứt điểm. Chính vì thế, nếu có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh viêm họng hạt thì bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Chữa khỏi viêm họng hạt mạn tính cần xác định tác nhân
5. Viêm họng hạt tái phát do đâu?
Bệnh trở thành mạn tính và khó điều trị dứt điểm là do:
- Chủ quan với biểu hiện nhẹ, không chữa trị sớm khiến bệnh trở thành mạn tính.
- Niêm mạc hầu họng bị suy yếu nghiêm trọng, rất dễ bị tổn thương.
- Thường xuyên phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói thuốc, bụi bẩn hoặc thường xuyên dùng nước lạnh,...
- Lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng kháng sinh sai cách dẫn đến nhờn thuốc. Kháng sinh chỉ có hiệu quả cao khi điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra, kháng sinh không có tác dụng diệt virus.
- Sức đề kháng kém, cơ địa yếu: Bệnh viêm họng hạt kéo dài phần nào cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công cơ thể và dễ gây bệnh.
- Khạc nhổ thường xuyên cũng làm căng các mao mạch họng và khiến chúng dễ bị vỡ, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển.
6. Điều trị dứt điểm viêm họng hạt
Để điều trị dứt điểm bệnh, bạn cần thăm khám bác sĩ để biết bệnh của mình là tác nhân nào gây ra. Khi đã xác định được mầm bệnh là vi khuẩn hay nấm thì bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kết hợp với điều trị xoang, mũi nếu như có viêm nhiễm để việc điều trị viêm họng hạt đạt kết quả tốt nhất.
Một số lưu ý khi bị viêm họng hạt để giúp bệnh mau khỏi:
- Súc miệng, họng bằng nước muối để làm sạch cổ họng, giảm đau và tránh nhiễm trùng.
- Uống nhiều nước để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngăn các cơn sốt cao và khơi thông cổ họng.
- Dùng mật ong để tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp vitamin và bảo vệ cổ họng khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Ngậm tỏi giã nát trong khoảng 5 - 10 phút cũng có thể giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn và virus trong họng, giúp bệnh viêm họng hạt nhanh khỏi hơn.
- Tránh ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm khô, cứng để tránh kích thích hầu họng.
- Tránh đồ uống lạnh.
- Tránh ăn các loại hạt khi bị viêm họng.
- Kiêng rượu bia và đồ ngọt.
MEDLATEC khuyên bạn nên đi khám càng sớm càng tốt nếu có những dấu hiệu của viêm họng hạt. Bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây ra các biến chứng và tái phát. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC để được hỗ trợ qua hotline 1900 56 56 56.