Đẹn miệng là vấn đề thường gặp ở người già, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên khái niệm về căn bệnh này vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Vậy đẹn miệng là gì và cách chữa bệnh này như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Dược liệu Ngọc Châu để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
1. Đẹn miệng là gì?
Đẹn miệng hay còn gọi tưa miệng có tên khoa học là Oral Thrush, đây là một bệnh nấm miệng do nấm Candida albicans gây ra. Candida albicans là một trong số rất nhiều loại nấm tồn tại trong khoang miệng, tuy nhiên số lượng chúng rất ít và không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên trong một số trường hợp bị tác động hoặc gặp điều kiện thuận lợi, nấm Candida albicans phát triển quá mức gây ra những tổn thương có màu trắng mịn trên lưỡi, mặt trong của má, nướu….
Triệu chứng này có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng thường xuất hiện ở trẻ em, người già, những người có sức đề kháng kém và người đang dùng thuốc kháng sinh. Bệnh không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu chủ quan không sớm điều trị thì có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
2. Nguyên nhân gây đẹn miệng
2.1. Hệ miễn dịch yếu
Khi sức đề kháng của cơ thể yếu sẽ trở thành điều kiện thuận lợi để nấm Candida albicans trong khoang miệng phát triển mạnh, dẫn đến bị nổi đẹn. Các đối tượng như trẻ nhỏ, người già, người đang điều trị một số bệnh lý là những đối tượng có tỉ lệ bị tưa miệng cao nhất.
2.2. Tiểu đường
Những bệnh nhân mắc tiểu đường sẽ có hàm lượng đường trong cơ thể, đặc biệt là nước bọt cao hơn bình thường. Đây là điều kiện thuận lợi khiến nấm Candida albicans tăng sinh mạnh mẽ hơn.
2.3. Nhiễm nấm ấm đạo
Nấm Candida albicans cũng là một trong những tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo và chúng có thể lây từ mẹ sang trong trong quá trình sinh nở. Những đối tượng bị đẹn miệng do nhiễm nấm âm đạo thường là trẻ sơ sinh.
2.4. Người mang răng giả
Những người mang răng giả, đặc biệt là răng giả hàm trên sẽ gây ra tình trạng khô miệng. Điều này phá vỡ sự cân bằng của độ pH trong khoang miệng, khiến nấm miệng phát triển mạnh hơn và khiến miệng nổi đẹn.
3. Triệu chứng của đẹn miệng
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nấm miệng có thể xuất hiện gồm:
- Xuất hiện các tổn thương dạng mảng màu trắng mịn trên lưỡi, mặt trong má; có thể xuất hiện ở nướu, vòm họng và amidan.
- Những tổn thương có hình dáng hơi gồ lên, phần chóp nhô nhẹ như phô mai.
- Tại vị trí tổn thương bị sưng đau, đỏ rát.
- Góc miệng bị nứt và có màu đỏ.
- Gây mất vị, khó ăn trong ăn uống.
4. Khi bị nổi đẹn miệng phải làm gì?
4.1. Dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu
Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu được chiết xuất từ các loại dược liệu tự nhiên, có công dụng kháng khuẩn và chống viêm rất hiệu quả. Sản phẩm này góp phần ngăn ngừa các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng phát triển, hỗ trợ giảm đau, thúc đẩy quá trình săn se niêm mạc và giúp các tổn thương trong khoang miệng lành nhanh hơn.
Do đó, sử dụng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng đẹn miệng hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm này cũng có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi các vấn đề như nhiệt miệng, nhiệt lưỡi….
Hướng dẫn sử dụng:
- Lấy 15 - 20ml dung dịch nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu.
- Súc miệng khoảng 30 giây sau đó nhổ bỏ, có thể súc miệng lại với nước sạch hoặc không.
- Thực hiện mỗi ngày 2 - 3 lần.
Lưu ý: Không sử dụng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu dành cho các bé chưa biết súc miệng.
4.2. Sử dụng dung dịch Nystatin
Sử dụng dung dịch Nystatin để rơ lưỡi cho bé là cách trị nổi đẹn được nhiều mẹ áp dụng. Trong dung dịch này có chứa các thành phần kháng nấm, giúp kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Mẹ nên dùng Nystatin để rơ lưỡi cho bé 4 lần/ngày, thực hiện ít nhất 7 ngày. Sau khi các mảng trắng trên lưỡi trẻ biến mất, thì nên rơ lưỡi thêm ít nhất 2 ngày để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh.
4.3. Dùng Kem Miconazole
Kem Miconazole có tác dụng kháng nấm, thích hợp cho các bé từ 4 tháng - 24 tháng tuổi. Với cách này, cha mẹ thoa đều kem lên bề mặt các mảng trắng càng lâu càng tốt. Thực hiện ít nhất 7 ngày, mỗi ngày 4 lần sau bữa ăn. Sau khi các mảng trắng biến mất thì thực hiện thêm 7 ngày nữa, để bệnh khỏi hoàn toàn.
Đối với trẻ hơn 2 tuổi và người lớn, liều dùng thuốc sẽ tăng gấp đôi.
4.4. Uống thuốc Itraconazole
Itraconazole là thuốc kháng nấm có tác dụng mạnh, thường được dùng khi lưỡi nổi đẹn dài ngày, những cách điều trị trên không giảm bệnh. Đối với thuốc này, cần phải uống theo đúng chỉ định của bác sĩ.
4.5. Sử dụng thuốc Amphotericin B
Amphotericin B là thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp nhiễm nấm nặng. Người bệnh không nên sử dụng Amphotericin B khi chưa được thăm khám và có sự chỉ định của bác sĩ.
4.6. Áp dụng một số mẹo dân gian
Một số mẹo dân gian trị đẹn miệng hiệu quả, bạn có thể tham khảo và áp dụng dưới đây:
- Mật ong và nghệ: Dùng mật ong trộn với tinh bột nghệ theo tỉ lệ 1:2, sau đó bôi hỗn hợp trên lên các vị trí bị đen môi, lưỡi, má mỗi ngày 1 - 2 lần.
- Nước khế chua: Giã nát 2 - 3 quả khế chua, cho thêm nước ngập lượng khế rồi đun sôi. Đợi hỗn hợp nguội thì chắt lấy nước ngậm và nuốt dần. Thực hiện mỗi ngày vài lần.
- Nước muối: Dùng nước muối sinh lý để súc miệng mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 15 - 20ml.
- Giấm táo: Pha giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 và dùng để súc miệng mỗi ngày 2 - 3 lần.
- Củ cải: Giã nát 300g củ cải rồi chắt lấy nước cốt, sau đó hòa với 1 lít nước lọc. Dùng hỗn hợp trên để súc miệng mỗi ngày 3 lần.
Lưu ý: Đối với tất cả những cách trên, bạn có thể súc miệng lại bằng nước sạch trong bước cuối cùng nếu muốn.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, hi vọng bạn đã có đủ kiến thức để đối phó khi nổi đẹn miệng. Nếu còn những băn khoăn, lo lắng chưa được trả lời, hãy để lại câu hỏi dưới bài viết này, đội ngũ chuyên gia của Dược liệu Ngọc Châu sẽ giải đáp giúp bạn.