Cách kiểm tra cấu hình máy tính, laptop đơn giản
Thông tin kỹ thuật ít khi được ghi ở vỏ ngoài mà cần kiểm tra trên máy tính. Vì vậy, nếu bạn không am hiểu về máy tính, hãy tham khảo ngay 4 cách kiểm tra cấu hình máy tính Win 10, 11 cực đơn giản dưới đây của Sửa chữa Laptop 24h.
Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra đời máy laptop đầy đủ và đơn giản nhất
Trong đó, nếu bạn chỉ muốn coi cấu hình laptop cơ bản thì sử dụng Computer Properties là phù hợp nhất. Trong trường hợp muốn kiểm tra thông tin laptop chi tiết hơn, bạn có thể sử dụng DirectX Diagnostic Tool, lệnh msinfo32 hoặc phần mềm CPU-Z.
Sử dụng tính năng Computer Properties là cách đơn giản nhất. Bạn có thể coi thông số laptop chỉ với thao tác như sau: Nhấp chuột phải vào This PC / My Computer > Chọn Properties.
Chọn Properties
Lúc này, giao diện Properties sẽ hiển thị các thông tin cấu hình laptop cơ bản như sau:
- Device Name: Tên laptop
- Processor: Tên CPU
- Installed RAM: Dung lượng RAM laptop hiện tại
- System Model: Model máy
- Produce ID: ID của laptop
- System Type: Tên hệ điều hành mà laptop đang sử dụng
- Pen and touch: Tính năng cảm ứng và sử dụng bút
Check thông số cơ bản của laptop tại mục Device specifications
Xem video hướng dẫn chi tiết các cách coi thông số laptop tại:
DirectX Diagnostic Tool sẽ cung cấp cho người dùng thông tin cấu hình laptop chi tiết, đầy đủ hơn. Cách thực hiện như sau:
- Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run > nhập lệnh dxdiag tại ô Open > nhấn OK.
- Sau đó nhấn chọn Yes khi có thông báo xuất hiện.
Truy cập DirectX Diagnostic Tool để check cấu hình máy tính, laptop chi tiết
Lúc này cửa sổ DirectX Diagnostic Tool sẽ hiện ra cho phép bạn coi thông số laptop tại tab System như sau:
- Computer Name: Tên laptop
- Operating System: Tên hệ điều hành laptop đang sử dụng
- Language: Ngôn ngữ trên hệ điều hành
- System Manufacturer: Tên nhà sản xuất laptop
- System Model: Model máy
- BIOS: Phiên bản của BIOS
- Processor: Tên CPU
- Memory: Dung lượng RAM
Check cấu hình laptop tại tab System của cửa sổ DirectX Diagnostic Tool
Ngoài ra, bạn có thể chuyển sang tab Display để xem thông số màn hình hoặc tab Sound để kiểm tra các thông số của hệ thống âm thanh trên laptop.
Để coi thông số laptop bằng lệnh msinfo32, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R mở hộp thoại Run > nhập lệnh kiểm tra cấu hình máy tính msinfo32 và ấn Enter để khởi chạy lệnh.
Nhập lệnh msinfo32 như hình để truy cập giao diện thông tin laptop
Tại cửa sổ System Information vừa hiện ra, bạn chọn tab View để test cấu hình laptop và check các thông tin chi tiết về phần cứng, phần mềm của thiết bị.
- OS name: Tên hệ điều hành đang sử dụng
- Version: Phiên bản hệ điều hành hiện tại
- System Name: Tên thiết bị
- System Model: Model laptop
- Processor: Thông số CPU
Chi tiết cấu hình laptop trong cửa sổ System Information
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết từng phần bằng cách chọn trong menu bên trái các mục tương ứng:
- Hardware Resources: Thông tin phần cứng
- Components: Thông tin về các thiết bị ngoại vi
- Software Environment: Thông tin phần mềm
Phần mềm CPU-Z không chỉ cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết về cấu hình máy mà còn hỗ trợ nhiều tính năng nâng cao hữu ích khác. Bạn chỉ cần tải và cài đặt phần mềm CPU-Z về laptop, các thông số sẽ hiển thị ở từng tab riêng biệt như sau:
- Tab CPU: Cung cấp thông tin chi tiết về CPU.
- Tab Caches: Hiển thị thông tin về bộ nhớ đệm của CPU, trong đó bộ nhớ Cache L2, L3 càng lớn thì CPU hoạt động càng mạnh.
- Tab Mainboard: Cung cấp những thông tin về nhà sản xuất như Manufacturer (tên hãng), Model, phiên bản BIOS,...
- Tab Memory: Hiển thị thông tin về bộ nhớ RAM.
- Tab SPD: Tab này cho bạn biết thông tin của từng khe cắm RAM trên máy tính.
- Tab Graphics: Cung cấp các thông tin về Card đồ họa của laptop.
- Tab Bench: Kiểm tra sức mạnh của CPU khi chạy ở các chế độ khác nhau.
Thông tin về RAM laptop tại tab Memory
Ngoài CPU-Z, bạn cũng có thể tham khảo một số phần mềm kiểm tra cấu hình máy tính khác như Speccy, CPU-Z, HWiNFO, AIDA64 Extreme, SiSoftware Sandra ... Không chỉ giúp cung cấp chính xác các thông số kỹ thuật của thiết bị, các phần mềm này sẽ cung cấp các chẩn đoán, đưa ra cảnh báo và hỗ trợ người dùng nâng cấp phần cứng phù hợp.
Để laptop hoạt động mạnh mẽ, mượt mà theo từng nhu cầu, cấu hình laptop của bạn nên đáp ứng các tiêu chí sau:
Nhu cầu
CPU
Ổ cứng
Card đồ họa
RAM
Văn phòng
+ Intel Core i3, i5, i7
+ AMD Ryzen 3, 5, 7
256GB (SSD)
+ Intel HD Graphics
+ AMD Radeon Graphics
8GB
Đồ họa
+ Intel Core i3, i5, i7
+ AMD Ryzen 3, 5, 7
512GB (SSD)
+ NVIDIA GeForce
+ AMD Radeon
16GB
Gaming
+ Intel Core i5, i7, i9
+ AMD Ryzen 5, 7, 9
512GB (SSD)
+ NVIDIA GeForce RTX
+ AMD Radeon RX
16GB
Cấu hình laptop thấp hơn các thông số trong bảng trên sẽ khiến máy bị chậm lag, giảm hiệu suất làm việc. Do đó, để cải thiện hiệu suất làm việc của máy tính, bạn nên nâng cấp cấu hình bằng các giải pháp như: nâng cấp SSD, nâng cấp RAM hoặc nâng cấp card đồ họa (nếu laptop sử dụng VGA rời).
Phương án nâng cấp CPU laptop không còn phù hợp với các dòng laptop hiện đại ngày nay, vì hầu như các laptop đều được trang bị chip onboard không thể tách rời hay thay thế. Nếu laptop quá yếu và việc nâng cấp RAM, SSD không giúp cải thiện hiệu suất, bạn nên cân nhắc mua một chiếc laptop khác có cấu hình cao hơn.
Người dùng không thể nâng cấp CPU
Trên đây là 4 cách kiểm tra cấu hình máy tính. Hy vọng các bạn đã nắm rõ các thông số laptop của mình và ra quyết định có nên nâng cấp hay không. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ Hotline 1800 6024 để được giải đáp nhanh nhất.