Nhiều vụ tai nạn liên quan đến việc lái xe đạp nhầm chân ga hoặc chân phanh đã gây ra những hậu quả đau lòng. Lỗi này rất thường xuyên xảy ra và có thể gây ra hậu quả nặng nề đối với các dòng xe số tự động.
Vậy chân ga bên trái hay phải? Hãy cùng Tahico tìm hiểu ngay qua bài viết cực hay này giúp tài xế phân biệt chân ga và chân phanh của xe số sàn và xe số tự động từ đó hạn chế tối đa khả năng gây tai nạn.
Vị trí chân phanh ô tô bên nào?
Chân phanh xe ô tô nằm bên tay phải của chân phải người lái xe. Tại sao chân phải vừa đảm nhận chức năng phanh vừa điều khiển ga? Với ô tô thông thường, ga và phanh là hai hệ thống đối lập nhau và mỗi thời điểm chỉ duy nhất một hệ thống vận hành.
Do đó, rất hợp lý khi chỉ một chân đảm nhận cả hai nhiệm vụ. Phòng ngừa các trường hợp xấu xảy ra khi hai hệ thống cùng làm việc.
- Đối với xe số sàn: chân trái điều khiển côn còn chân phải điều khiển ga phối hợp với chân phanh.
- Đối với xe số tự động: không có côn mà dùng chân phải thực hiện nhiệm vụ như xe số sàn.
Tài xế lái xe trên một chiếc xe mới hoặc ít lái xe phải kéo phanh tay, sau đó đạp phanh chân, giữ cần số ở vị trí N hoặc P. Khởi động xe vào chế độ không tải, sau đó “dò” bằng cách đạp chân nhẹ nhàng để xác định chân ga và chân phanh.
→ Xem thêm:
- Cách Đề Pa Lên Dốc B2 Cho Người Thi Bằng Lái Xe Ô Tô
- Các Biểu Tượng Báo Lỗi Trên Xe Ô Tô | 64 Ký Hiệu
- Cách Chỉnh Vô Lăng Bị Lệch | Chuẩn Xác Chỉ Trong 5 Phút
Chân ga bên trái hay phải, phân biệt chân “ga” và “phanh”
Cả hai bộ phận chân ga và chân phanh đều đóng vai trò quan trọng đối với quá trình vận hành xe, tuy nhiên chức năng của chúng hoàn toàn trái ngược nhau:
Với xe số sàn, chân ga nằm ngoài cùng bên tay phải theo vị trí của người lái. Chân phanh nằm ở giữa và chân côn nằm ngoài cùng bên trái. Tài xế phải nắm vững vị trí của bàn đạp ga và phanh trước khi cho xe lăn bánh.
Vị trí của chân ga và chân phanh
Xe số sàn: Chân ga, côn và chân phanh nằm tại vị trí để chân của người lái xe.
Thứ tự từ trái sang phải: Côn → Phanh → Ga.
Xe số tự động: Không trang bị chân côn.
Vị trí từ phải của người điều khiển:Phanh → Ga.
Những lưu ý để tránh đạp nhầm chân ga và chân phanh xe ô tô
Mặc dù bạn nắm rõ chân phanh bên nào trên xe của mình, nhưng bạn sẽ thấy rất hữu ích trong quá trình lái xe với những lời lưu ý sau:
- Chỉ khi sử dụng chân ga và phanh mới được phép tạo phản xạ bằng bàn chân phải.
- Trên xe số tự động, bạn tuyệt đối không sử dụng chân trái để đạp phanh còn chân phải đạp ga.
- Tập thói quen để gót chân phải ở trên sàn xe và để bàn đạp chân phanh ở hướng thẳng.
- Khi bạn đạp ga, bàn chân xoay phải và chỉ đạp một nửa bàn chân trên bàn đạp ga.
- Tư thế ngồi phải thoải mái cho đôi chân của người điều khiển.
- Khi nhả chân ga cần rà ngay chân phanh, không để nhầm lẫn với các phản ứng tự nhiên.
Lưu ý: Đừng đặt gót chân phải thẳng về phía chân ga. Vì điều này rất nguy hiểm với phản xạ không điều kiện.
→ Có thể bạn quan tâm:
- Cách Mở Nắp Capo | Hướng Dẫn Từng Bước Cụ Thể
- Cách Mở Cửa Xe Ô Tô | Đơn Giản Và Nhanh Chóng
- Cách Ngả Ghế Xe Khách Giúp Bạn Tránh Mệt Mỏi Khi Di Chuyển
Kinh nghiệm phân biệt chân ga bên trái hay phải
Khi bạn đã xác định bên nào là chân ga và chân phanh của ô tô. Tiếp theo, hãy xem xét các kỹ thuật sau:
1. Dùng chân phải để nhấn chân ga và chân phanh
Lưu ý rằng người lái xe nên sử dụng chân ga và chân phanh của xe ô tô bằng chân phải. Tạo thói quen đặt gót chân trên sàn xe và thẳng với vị trí chân phanh. Điều khiển chỉ dựa trên gan của bàn chân để tạo khả năng duy trì tốc độ xử lý an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hơn nữa, người lái có thể bình tĩnh và có khả năng xử lý các tình huống bất ngờ một cách chủ động. Ngoài ra, điều quan trọng là phải tuân theo quy tắc “rời chân ga, rà chân phanh“. Do đó, sẽ tạo ra phản xạ tự nhiên để giảm thiểu việc đạp nhầm chân phanh thay vì chân ga.
Tại sao nên dùng chân phải để điều khiển cả chân phanh và chân ga?
Chúng ta nên sử dụng chân phải để điều khiển đồng thời chân phanh và chân ga. Điều này là do chúng ta thường thuận chân phải, cho nên khi dùng chân phải kết hợp để điều khiển phanh và chân ga vô cùng phù hợp. Ngoài ra, khi đạp phanh bên phải, gặp sự cố khẩn cấp theo phản xạ cơ thể sẽ đạp chân phanh, như vậy rất an toàn.
2. Phải thật thật trọng khi điều khiển chân ga và chân phanh
Người điều khiển phương tiện nên giữ tỉnh táo, cẩn thận trong suốt hành trình. Tránh nói chuyện, sử dụng điện thoại di động, ăn uống. Bởi sẽ làm xao nhãng khi lái xe và không định hướng được chân phanh ô tô bên nào.
Ngoài ra, khi lui xe vào khu vực con hẻm hẹp, bãi gửi xe cần điều khiển chân phanh và ga chầm chậm, thận trọng.
3. Để điều khiển chân phanh và chân ga hiệu quả nên mang giày đế mỏng
Giày dép có đế mỏng và quai hậu chắc chắn ôm sát chân là lựa chọn tốt nhất. Những loại này giúp chân không trượt ra khỏi bàn đạp và không ảnh hưởng đến thực hiện thao tác điều khiển.
→ Siêu tổng hợp về xe ôtô:
- Cách Chạy Xe Số Tự Động | Cho Người Mới Bắt Đầu
- Cách Khởi Động Xe Ô Tô Đúng Cách - Không Bị Giật
- Xe Bị Khóa Vô Lăng Không Đề Được | Cách Khắc Phục
- Cách Chỉnh Chân Côn Cao Thấp Đúng Kỹ Thuật
Lời Kết
Trên đây là bài viết giúp bạn nhận biết chân ga bên trái hay bên phải, đồng thời giúp bạn thêm kinh nghiệm tránh đạp nhầm chân phanh và chân ga. Hy vọng bài viết của Tahico đã giải thích cho bạn được thắc mắc chân ga bên trái hay phải.