1. Tổng quát về bệnh trĩ
Trước khi đi vào câu trả lời cụ thể cho câu hỏi bệnh trĩ có tự khỏi được không thì bạn cần phải biết được những thông tin cơ bản nhất liên quan đến vấn đề này.
Trĩ là căn bệnh như thế nào?
Trĩ là căn bệnh ở vùng hậu môn - trực tràng, xảy ra do đám rối tĩnh mạch khu vực này bị giãn quá mức. Theo dân gian, trĩ còn được gọi là bệnh lòi dom xuất phát từ tình trạng các búi trĩ hình thành trong hậu môn hoặc sà toàn bộ ra ngoài. Ngoài ra, do áp lực lớn, các tĩnh mạch sẽ trở nên căng phồng dẫn đến chèn ép các mô xung quanh và gây ra hiện tượng sung huyết, chảy máu và hình thành ổ viêm.
Trĩ là căn bệnh gây nhiều phiền toái và đau đớn khiến nhiều người e ngại
Phân loại
Trĩ được chia làm ba loại chính là trĩ nội, trĩ ngoại và hỗn hợp cả hai dựa vào vị trí hình thành của các đám rối tĩnh mạch.
Trĩ nội là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch hình thành ở bên trong lòng ống hậu môn. Tùy vào tình trạng bệnh mà người ta lại chia trĩ nội làm 4 cấp độ để đánh giá khả năng nghiêm trọng và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Ở giai đoạn đầu, bệnh ít gây đau, búi trĩ nhỏ nên khi sờ rất khó nhận biết. Cấp độ càng tăng, biểu hiện bệnh càng rõ ràng, búi trĩ lớn dần, ma sát nhiều gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu.
Trĩ ngoại là hiện tượng búi trĩ hình thành từ tĩnh mạch ở bên ngoài hậu môn, nhìn giống như một khối thịt lồi ra. Búi trĩ ngoại gây nhiều đau đớn, vướng víu rất khó chịu và gây cản trở mỗi khi đi vệ sinh. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, nguy cơ cao dẫn đến viêm nhiễm khiến bệnh nặng hơn.
Trĩ hỗn hợp là bệnh nhân xuất hiện đồng thời cả trĩ nội và ngoại. Khi đó, khu vực hậu môn liên tục bị kích thích và tiết dịch, tạo điều kiện để các mầm bệnh gây hại xâm nhập vào cơ thể. Tình trạng viêm xảy ra khiến người bệnh ngứa ngáy, đau rát, búi trĩ ngày càng sưng to hơn.
Tùy vào vị trí hình thành của búi trĩ mà bệnh được chia làm ba loại chính
2. Vậy người bị bệnh trĩ có tự khỏi được không?
Vị trí hình thành của trĩ vô cùng nhạy cảm nên nhiều người tự ý điều trị hoặc mua thuốc ngoài mà không trải qua một quá trình thăm khám nào. Nhưng cũng không ít người vẫn thắc mắc liệu bệnh trĩ có tự khỏi được không? Thực tế, quan niệm bệnh trĩ có thể tự khỏi hay chỉ cần uống một vài loại thuốc là có thể hết hoàn toàn sai lầm.
Theo các chuyên gia y tế, tùy vào từng cấp độ khác nhau của trĩ mà việc điều trị cần được tiến hành với phương pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên, khi trĩ hình thành, bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán kỹ lưỡng rồi mới áp dụng biện pháp điều trị. Trĩ không thể tự khỏi, hơn nữa, nếu sử dụng phương pháp điều trị không đúng, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và để lại biến chứng nguy hiểm.
Do vậy, bất kể trong trường hợp nào, khi phát hiện hoặc nghi ngờ trĩ, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để khám và xử lý kịp thời. Trĩ là căn bệnh tái đi tái lại nhiều lần nên bạn cần có phương pháp điều trị dứt điểm và hiệu quả nhất. Đồng thời, người bệnh cần được tư vấn kỹ càng về chế độ chăm sóc, sinh hoạt để hạn chế sự phát triển của búi trĩ.
Việc lạm dụng các thuốc điều trị có thể khiến bệnh ngày càng nặng hơn
3. Khi nào cần đến bác sĩ và phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay
Khi nào thì cần đến bác sĩ để kiểm tra trĩ?
Sau khi tìm hiểu vấn đề bệnh trĩ có tự khỏi được không thì bạn cần phải quan tâm nhiều hơn với các vấn đề sức khỏe chính mình. Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ mà bạn cần lưu ý bao gồm:
Cảm giác đau rát mỗi khi đi đại tiện, trong phân có máu hoặc máu ra sau không cùng phân.
Búi trĩ được hình thành và lòi ra ngoài, gây ngứa ngáy, khó chịu, vướng víu nhiều.
Người bệnh cảm thấy khó khăn và đau đớn mỗi khi ngồi do cục máu đông hình thành dẫn đến tắc mạch.
Vùng hậu môn liên tục tiết dịch dẫn đến ẩm ướt, đôi khi còn có thấy phân.
Một số trường hợp, cơn đau vùng hậu môn xuất hiện đột ngột và dữ dội.
Các phương pháp điều trị
Nhiều người sau khi nghe bác sĩ tư vấn đề thắc mắc bệnh trĩ có tự khỏi được không thì hỏi ngay đến phương pháp điều trị. Những phương pháp y khoa được áp dụng trong điều trị bệnh trĩ hiện nay bao gồm:
Với các trường hợp bệnh phát hiện sớm ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được áp dụng điều trị nội khoa bằng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, kem bôi, thuốc đặt hậu môn. Bên cạnh đó, bác sĩ còn có thể tư vấn một số thảo dược như nghệ, rau diếp, lá bòng, vỏ lựu,... để hỗ trợ giảm triệu chứng.
Trường hợp phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân cần được chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp được áp dụng hiện nay gồm: phẫu thuật Milligan - Morgan, Whitehead -Toupet, Laser, tiêm xơ, thắt vòng cao su, chiếu tia hồng ngoại làm đông đặc niêm mạc hoặc đốt bằng dao điện tia cực tím,...
Bên cạnh đó, cần phải kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, nghỉ ngơi để hỗ trợ các biện pháp điều trị. Thường xuyên luyện tập thể dục, hạn chế các thói quen xấu như thức khuya, ngồi nhiều, nhịn tiểu, ngồi bồn cầu lâu, uống nhiều rượu, bia, sử dụng chất kích thích,... để phòng tránh cũng như tránh triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
Cần phải đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị nhằm hạn chế tái phát
Với những tư vấn nói trên của chuyên gia MEDLATEC về vấn đề bệnh trĩ có thể tự khỏi được không, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng tránh cũng như điều trị. Để cập nhật và bổ sung các kiến thức liên quan đến bệnh, bạn có thể liên hệ đến hotline: 1900.56.56.56 để chuyên gia tại bệnh viện tư vấn. Bất kể khi nào bạn cần, bệnh viện chúng tôi đều luôn sẵn sàng giúp đỡ để sức khỏe bạn và người thân trở nên tốt hơn.