Hiện tượng trẻ bị giật mình khi ngủ có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ và có thể gây ra sự kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Vậy làm thế nào để giúp trẻ ngừng giật mình khi ngủ và bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Dưới đây là những gợi ý mà cha mẹ có thể tham khảo.
Nguyên nhân khiến bé ngủ bị giật mình
Có một số nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng giật mình ở trẻ khi ngủ bao gồm:
- Do phản xạ sinh lý: Nguyên nhân này thường gặp ở những trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong tháng đầu của cuộc sống. Ở thời điểm này, các bé chưa quen với môi trường bên ngoài và cơ thể của họ có thể phản xạ bất ngờ khi bé cảm thấy gió lạ hoặc có tiếng ồn từ môi trường xung quanh. Đây là một phản xạ sinh lý bình thường và thường tự giảm đi khi bé lớn hơn. Cha mẹ không nên quá lo lắng về hiện tượng này và có thể kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi bé thích nghi với môi trường mới.
- Tiếng động từ môi trường: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể phản xạ bằng cách giật mình khi có tiếng ồn hoặc tiếng động lớn xảy ra trong khi bé đang ngủ. Ví dụ, tiếng cửa mở, tiếng chuông điện thoại, và những tiếng động đột ngột khác có thể khiến bé giật mình.
- Tình trạng tâm lý: Cảm xúc căng thẳng hoặc lo âu cũng có thể gây ra các cử động tự động và giật mình trong giấc ngủ của trẻ.
- Trẻ đang bế bị đặt xuống bất ngờ: Một số bậc phụ huynh thường bế trẻ để ru ngủ, và khi trẻ vừa chợp mắt và chưa ngủ sâu, cha mẹ thường đặt bé xuống giường một cách bất ngờ. Điều này khiến cho trẻ có cảm giác như đang rơi từ cao xuống do thay đổi độ cao quá nhanh. Vì vậy, trẻ thường có phản xạ giật mình trong tình huống này.
- Do bệnh lý: Trẻ ngủ bị giật mình có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm họng, viêm tai giữa, thiếu máu, thiếu canxi, bệnh lý thần kinh, suy nhược cơ thể,... Cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ thực hiện kiểm tra và thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp.
Bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì?
Một trong những nguyên nhân khiến bé ngủ giật mình là do bệnh lý, vâỵ bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Các bậc phụ huynh hãy cùng tham khảo để bổ bổ sung vào thực đơn hằng ngày cho bé nhé.
Thiếu canxi
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ xương của trẻ. Thiếu canxi có thể gây ra các vấn đề như mỏi cơ, trằn trọc, khó vào giấc, giấc ngủ không sâu, giật mình, và quấy khóc giữa đêm. Ngoài ra, các dấu hiệu thiếu canxi bao gồm trẻ chậm mọc răng, rụng tóc ở vùng đỉnh đầu, còi xương, và chuột rút. Để khắc phục tình trạng thiếu canxi, cha mẹ có thể bổ sung canxi vào thực đơn của bé bằng cách bao gồm thực phẩm như rau xanh, đậu nành, sữa chua, phô mai, hải sản và các nguồn thực phẩm giàu canxi khác.
Thiếu kẽm
Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng có vai trò lớn trong hệ tiêu hóa, quá trình trao đổi chất cũng như trong sự phát triển và phục hồi của tế bào. Ngoài ra, nó còn có khả năng điều hòa giấc ngủ ở trẻ và giúp trẻ ngủ sâu hơn. Thiếu kẽm có thể dẫn đến các biểu hiện như kém ăn, ăn không ngon miệng, vị giác bất thường; trẻ rụng tóc, tiêu chảy, phát triển chậm; rối loạn thần kinh, cáu gắt, ngủ không sâu; suy dinh dưỡng, thấp còi, và tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ chứa đựng kẽm và là nguồn cung cấp tốt. Do đó, các bà mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm như gan, thịt bò, tôm, lươn, và hàu để cải thiện chất lượng sữa. Với trẻ từ 6 tháng trở lên, việc bổ sung thêm vitamin C từ trái cây như cam, chanh, quýt, bưởi có thể giúp tăng hấp thụ kẽm. Lưu ý rằng cho trẻ từ 0-4 tuổi, lượng kẽm không nên vượt quá 150mg/ngày, và trẻ lớn hơn cần có thực phẩm giàu kẽm như cua, bơ, hàu, hải sản, và ngũ cốc để đảm bảo sự phát triển và sức kháng của bé.
Thiếu Magie
Magie là một khoáng chất quan trọng có vai trò đặc biệt trong việc duy trì hoạt động của cơ quan trong cơ thể, cũng như trong sự phát triển và hoàn thiện chức năng não. Nó còn giúp duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh và có tác động tích cực đến giấc ngủ của trẻ. Magie cũng tham gia vào quá trình sản xuất melatonin, hormone giúp tạo ra tình trạng thư giãn tinh thần và điều hòa nhịp sinh học cơ thể. Nó còn tăng cường nồng độ của GABA, một chất dẫn truyền thần kinh hóa học trong não, giúp làm dịu hệ thần kinh. Do đó, thiếu hụt magie có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
Để bổ sung Magie, mẹ có thể tăng cường cung cấp thức ăn giàu magie trong khẩu phần hàng ngày của bé, bao gồm gạo lứt, các loại ngũ cốc, và thực phẩm từ sữa.
Ngoài một số chất kể trên, việc bé ngủ hay giật mình có thể còn thiếu một số chất như: Vitamin B12, protein, chất béo, vitamin C…
Thiếu sắt
Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng quấy khóc hoặc giật mình khi bé ngủ là do thiếu sắt. Khi trẻ thiếu sắt, não bộ của bé không hoạt động ổn định, gây ra sự lo lắng, sợ hãi và mất ngủ. Ngoài ra, thiếu sắt còn có thể dẫn đến các triệu chứng như da xanh xao, kết mạc mắt nhợt nhạt, mệt mỏi, buồn ngủ ban ngày, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, và khó thở khi gắng sức.
Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu sắt vào thực đơn của bé, bao gồm thịt bò, thịt gà, trứng, súp lơ, và đậu nành…
Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ của bé?
Dựa vào đáp án của câu hỏi bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì, bên cạnh việc bổ sung các chất cần thiết, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện giấc ngủ của bé:
Tạo chế độ ăn uống đa dạng và cân đối cho bé
Để cải thiện tình trạng bé ngủ hay giật mình, mẹ có thể bổ sung thực phẩm giàu canxi, magie, kẽm, chất béo và các dưỡng chất quan trọng khác vào chế độ ăn uống của bé. Ngoài ra, cần áp dụng phương pháp:
- Chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ: Nếu bé lười ăn, hãy chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ngoài 3 bữa chính, bạn có thể thêm 1-2 bữa phụ để đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết.
- Đảm bảo sự đa dạng trong thực phẩm: Tránh lặp lại quá nhiều thực phẩm trong chế độ ăn uống của bé, để tránh tình trạng bé cảm thấy chán chường với thức ăn.
Tạo điều kiện ngủ tốt cho bé
Chuẩn bị một phòng ngủ yên tĩnh với nhiệt độ vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh. Đảm bảo rằng không gian phòng thoáng đãng và tránh tối đa tiếng ồn. Khi bé đi ngủ, tắt ánh sáng để giảm ánh sáng gây nhiễu và giúp bé dễ dàng vào giấc ngủ.
Sử dụng gối ôm hoặc để một chiếc áo sạch của mẹ bên cạnh bé để bé cảm thấy an toàn và gần mẹ hơn khi ngủ. Điều này có thể giúp bé ngủ sâu hơn và giảm tình trạng giật mình.
Tránh để bé ngủ trên tay
Khi ru bé ngủ, nếu bạn nhận thấy bé đang bắt đầu buồn ngủ, hãy đặt bé xuống giường và vỗ về nhẹ nhàng để bé ngủ nhanh hơn và sâu giấc hơn. Hãy tránh để bé ngủ trên tay của bạn, và không nên chờ đến khi bé đã ngủ trên tay mới đặt xuống giường, vì thói quen này có thể khiến bé dễ bị giật mình.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp trên để cải thiện tình trạng giật mình khi ngủ của trẻ, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho con.
Xem thêm:
- Vì sao ngủ trưa hay bị giật mình?
- Cách để ngủ ngon không bị giật mình