Bảng màu nóng và màu lạnh là gì?
Bảng màu nóng lạnh chính là những màu nóng và màu lạnh với nhau trong cùng một biểu đồ màu sắc. Trong thi công sơn nội thất và sơn ngoại thất, chúng là 2 gam màu với sự đối nghịch với nhau. Cụ thể như sau:
Màu nóng là gì? Màu nóng gồm những màu nào?
Những gam màu nóng
- Đây là các màu được tạo nên từ những màu chính là đỏ, da cam, vàng. Những màu nóng màu lạnh này thường gợi lên sự liên tưởng về nhiệt độ cao và sự ấm áp. Vì thế với những người muốn không gian của gia đình mình trở nên ấm cúng hơn, nổi bật hơn có thể cân nhắc sử dụng gam màu nóng này.
Màu lạnh gồm những màu nào?
Bảng màu lạnh gồm những gam màu như xanh lá, xanh lam, màu tím. các màu sắc này thường mang lại cảm giác mát mẻ của thiên nhiên, thư giãn, bình yên và nhẹ nhàng. Đối với hệ màu quang phổ thì màu xanh lam được xem là màu bậc 1 duy nhất. Khi kết hợp hài hòa với một màu thuộc tông nóng nào đấy sẽ tạo ra màu lạnh ở bậc 2. Chính vì thế trong thiết kế và thi công nội thất thì màu lạnh sẽ mang lại sự chuyên nghiệp nhẹ nhõm, trầm tĩnh.
Những gam màu lạnh
- Màu lạnh: những gam màu lạnh mang lại cảm giác dịu nhẹ, những màu nổi bật như xanh da trời, xanh lá cây, tím nhạt…Trong thiết kế nội thất, những gam màu này thường sử dụng cho những không gian sở hữu diện tích nhỏ hẹp. Mục đích là tạo hiệu ứng mở rộng diện tích. Giúp căn nhà có một không gian rộng rãi, thông thoáng hơn.
Nguyên tắc phối màu trong biểu đồ nóng, lạnh.
Nguyên tắc phối màu nóng lạnh
Dựa vào bảng màu nóng và màu lạnh. Chúng ta có thể phối màu phù hợp, hài hoà và đẹp mắt thông qua những nguyên tắc sau đây:
Thực hiện phối màu không sắc
- Đây là cách phối màu mà Anh chị sẽ dùng 3 màu gồm đen, trắng, xám để kết hợp với nhau. Lưu ý không dùng thêm bất kỳ gam màu nào khác.
- Phối màu tương tự: với kiểu phối màu này. Anh chị sẽ chọn lựa 3 màu liền kề nhau trong biểu đồ màu sắc.
- Phối màu chỏi (clash): Khi áp dụng nguyên tắc phối màu này. Anh chị sẽ dùng màu bên phải hoặc bên trái của màu bổ sung trên biểu đồ màu sắc để sử dụng.
- Phối màu bổ sung: Màu bổ sung là các màu mà Anh chị có thể chọn lựa các màu đối nghịch với nhau.
- Phối màu đơn sắc: Khi này Anh chị sẽ dùng 1 màu chính để phối với những màu tương tự với nó.
Phối màu trung tính
- Với nguyên tắc phối màu trung tính này, Anh chị sẽ chọn lọc một màu sắc làm cho màu chủ đạo. Sau đó kết hợp với màu sáng hoặc tối hơn màu chủ đạo đã chọn.
- Phối màu bổ sung từng phần: Cách phối màu này Anh chị sẽ thực hiện việc dùng màu chủ đạo. Sau đó kết hợp 2 màu ở hai bên của màu bổ sung.
- Phối màu căn bản: Khi này Anh chị sẽ lựa chọn 3 màu chính bao gồm đỏ, vàng, xanh để kết hợp với nhau. Nhưng bí quyết phối màu này không được nhiều người lựa chọn. Bởi nó ít tạo điểm nổi bật cho không gian.
- Phối màu bổ sung cấp 2 là một trong các nguyên tắc phối màu theo bảng những gam màu nóng lạnh được nhiều người áp dụng. Theo đó Anh chị sẽ dùng màu chủ đạo để phối với 2 màu bổ sung ở cấp 2.
- Phối màu bổ sung cấp 3: Anh chị chỉ cần chọn màu chủ đạo. Sau đấy kết hợp hài hoà với 2 màu bổ sung ở cấp 3 là được.
Xem thêm bài viết liên quan:
- Màu sắc trong phong thuỷ của những người mệnh thuỷ
Digital lavender màu sắc nội thất chủ đạo năm 2023
Ý nghĩa và áp dụng của các màu lạnh trong sơn nhà
Như chúng ta đã biết, màu lạnh gồm những màu là xanh lam, xanh lục, màu tím. Trong sơn nhà, các màu sắc này thường được ứng dụng nhiều tại các Công trình. Dưới đây là ý nghĩa chính của từng màu:
Màu tím
Mỗi khi nhắc tới màu tím. Người ta thường nghĩ ngay tới những bộ trang phục của các người thuộc tầng lớp thượng lưu thời xưa hay các địa chủ lớn.
Nội thất màu tím
Đây là màu sắc được tạo thành từ màu đỏ và màu xanh lam. Bởi thế gam màu này có sắc thái của cả màu đỏ và màu xanh lam, với những đặc tính nổi bật là sự sáng tạo và trí tưởng tượng. Ý nghĩa của màu tím cũng mang sự khác nhau giữa các mức độ đậm nhạt của màu tím. nếu tím nhạt thường có sự lãng mạn. Thì tím đậm thường đi liền với sự xa hoa, sung túc.
Màu xanh lục (còn gọi là màu xanh lá)
Cũng là màu xanh, thế nhưng xanh lục trong bảng gam màu nóng lạnh lại được biết tới là màu sắc có ý nghĩa khác. Nó đại diện cho sự vững mạnh và khởi đầu mới. Bên cạnh đó đây cũng là màu sắc thể hiện cho sự phong phú và sự đổi mới.
Nội thất màu xanh lục
Thế nhưng, màu sắc này cũng được cho là màu của sự ganh ghét, đố kỵ thiếu kinh nghiệm. Với sự kết hợp của nhiều ý nghĩa như vậy. Làm cho gam màu này trở nên cân bằng và chứa đựng nhiều năng lượng cũng như sự điềm tĩnh. Trong thi công nội thất, màu xanh lục đem đến cho dự án sự vững chãi, chắc chắn và hài hoà. Thể hiện sự ấm no, giàu có và sự vững bền. Chính vì thế rất nhiều công trình dùng gam màu này cho thi công nội thất.
Màu xanh lam
Nội thất màu xanh lam
Màu xanh lam được đánh giá là màu sắc của sự hòa bình, được thể hiện cho sự tươi mới, thân thiện. Thế nhưng đối với mỗi cấp độ màu sắc khác nhau của màu xanh lam, cũng sẽ có ý nghĩa khác nhau. Đối với thi công nội thất, việc thay đổi độ đậm nhạt của màu xanh lam cũng sẽ khiến cho người nhìn có những cảm nhận khác nhau. Cụ thể như:
- Màu xanh lam nhạt được xem là màu của sự thư giãn, bình yên.
- Màu xanh da trời thể hiện cho sự tươi mới, tràn đầy năng lượng.
- Màu xanh dương đậm là màu sắc của sự tin cậy, mạnh mẽ.
Thái Dương Paint với hơn 12 năm kinh nghiệm sản xuất sơn các dòng sơn kim loại, sơn xây dựng, sơn epoxy, sơn ô tô, xe máy. Là một doanh nghiệp sơn nội địa Việt Nam được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nhất theo tiêu chuẩn Châu Âu. Luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất và đã làm hàng nghìn khách hàng hài lòng.