Việc bà bầu bị ngứa, thậm chí là ngứa khắp người khi mang thai thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, tình trạng này lại gây mất thẩm mỹ và khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Mang thai là thời điểm mà cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua rất nhiều biến đổi về trạng thái tâm lý và thể chất. Do sự thay đổi của nội tiết tố, hệ miễn dịch và sự lớn dần của tử cung theo sự phát triển của thai nhi, làn da của bà bầu sẽ bị căng giãn, khô kèm với đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở nhiều bộ phận.
Bà bầu bị ngứa khắp người phải làm sao hay có bầu bị ngứa khắp người phải làm sao? Nếu bạn cũng đang ở trong tình trạng này, những chia sẻ sau của Hello Bacsi có thể rất hữu ích với bạn đấy.
Có bầu bị ngứa khắp người là do đâu, có nguy hiểm không?
Có bầu bị ngứa toàn thân là do đâu, có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, mẹ bầu bị ngứa khi mang thai là điều khá bình thường. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ mang thai gặp phải vấn đề này và tình trạng có bầu bị ngứa sẽ biến mất sau khi sinh. Bạn có thể bị ngứa ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, chẳng hạn như ngứa quanh rốn khi mang thai rồi lan ra bụng, thậm chí là ngứa toàn thân. Nhưng thường gặp nhất là bà bầu ngứa lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc bị ngứa bụng.
Ngoài ra, bà bầu bị ngứa còn có thể kèm theo dấu hiệu phát ban toàn thân, rạn da khi mang thai quá mức, làm xuất hiện những mảng da bị ngứa ở bụng, ngực, mông, đùi… Tuy nhiên, nếu nhận thấy tình trạng ngứa và mẩn đỏ trở nên dữ dội, vượt ngoài tầm kiểm soát, bạn nên đến bệnh viện khám để xác định chính xác nguyên nhân.
Bị ngứa khi mang thai: Nguyên nhân do đâu?
Có bầu bị ngứa toàn thân, bị ngứa khắp người khi mang thai 3 tháng đầu hay có bầu bị ngứa khắp người là do đâu? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây, bạn đừng bỏ lỡ!
Thực tế là ít ai để tâm đến chuyện ngứa ngáy, nếu cơn ngứa không quá tệ, không làm ảnh hưởng đến nếp sinh hoạt thường ngày. Thế nhưng với các mẹ bầu, chỉ một thay đổi nhỏ của cơ thể cũng có thể gây lo lắng cả ngày dài vì không biết điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé hay không.
Về cơ bản, bà bầu ngứa da không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi bởi nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa toàn thân đa phần là do rối loạn nội tiết trong cơ thể người mẹ, do sự gia tăng của hormone estrogen hoặc do thai nhi phát triển, cơ thể tăng cân khiến da vùng bụng, đùi, ngực… bị rạn, căng ra và gây ngứa.
Tuy nhiên, bà bầu bị ngứa khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng ứ mật thai kỳ, đặc biệt là nếu bị ngứa khi mang thai tháng cuối.
Ứ mật thai kỳ là tình trạng mà mật (một chất lỏng được tạo ra ở gan giúp hệ tiêu hóa phân giải chất béo) không lưu thông bình thường trong các ống dẫn mật của gan đi vào đường tiêu hóa mà ứ lại đi vào máu rồi tích tụ lại trong da, gây ngứa ngáy dữ dội toàn thân. Tình trạng này không gây phát ban nhưng khiến da ửng đỏ, đau rát với những vết xước nhỏ do gãi nhiều và đi kèm với tình trạng chán ăn, mệt mỏi, vàng da.
Theo các chuyên gia, tình trạng mẹ bầu ứ mật trong thai kỳ sẽ biến mất trong vài ngày sau sinh mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên, mẹ bầu bị ứ mật thai kỳ có thể bị sinh non. Do đó, nếu bà bầu bị ngứa toàn thân đi kèm với các dấu hiệu trên thì cần gặp bác sĩ để có cách điều trị sớm.
Bên cạnh việc tăng cân, sự thay đổi nồng độ hormone còn có một số nguyên nhân khác khiến bà bầu bị ngứa, chẳng hạn như mề đay, sẩn ngứa (PUPPP). Đây là bệnh thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ và không ảnh hưởng nhiều đến bé cưng trong bụng.
Bà bầu bị ngứa toàn thân: Làm sao để giảm ngứa mà không gây hại da?
Bà bầu bị ngứa khắp người phải làm sao, bị ngứa khắp người khi mang thai 3 tháng đầu, bị ngứa khắp người khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao? Câu trả lời là tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngứa mà sẽ có các giải pháp khác nhau.
- Nguyên nhân gây ngứa khi mang thai là do mắc chứng ứ mật thai kỳ: Bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ cho đến khi em bé chào đời. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bạn uống các loại thuốc, bôi để giảm ngứa hoặc các loại kem dưỡng da an toàn. Tình trạng ứ mật trong gan còn có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin K, do đó bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung vitamin K nếu cần thiết.
- Nguyên nhân gây ngứa là do khô và rạn da: Bạn có thể thử một số biện pháp đơn giản sau để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu:
1. Có bầu bị ngứa không nên cào, gãi
Bà bầu bị ngứa khắp người phải làm sao, có nên gãi không? Một trong những sai lầm mà nhiều bà bầu bị ngứa hay mắc phải là “gãi cho đã cơn ngứa”. Thực tế, bạn càng gãi thì lại càng ngứa và càng làm cho vùng da sẩn ngứa lan rộng, làm xây xát da, thậm chí là làm tăng nguy cơ viêm nhiễm da, lâu dần có thể để lại sẹo. Do đó, thay vì gãi, bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm hoặc một chiếc khăn mát chườm vào vùng da bị ngứa để cảm thấy dễ chịu hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn những bộ quần áo rộng, làm từ các loại vải tự nhiên như cotton, lụa để tránh tình trạng quần áo cọ xát vào da, gây kích ứng và khiến bạn ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời, các mẹ bầu cũng nên tránh tắm nước nóng, vì nước nóng có thể làm khô da khiến cơn ngứa trở nên dữ dội hơn.
Bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại gel, cream hoặc tinh dầu được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như dầu dừa, hạnh nhân, hướng dương… để giữ ẩm và chống rạn da.
2. Bà bầu bị ngứa khắp người cần duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Để tránh gặp phải tình trạng ngứa ngáy, khó chịu thường xuyên, bạn cần uống đủ nước mỗi ngày và ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D như cá, gan, trứng, các loại rau củ, các sản phẩm từ sữa, dầu ô liu… Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại thức ăn cay nóng và dễ gây dị ứng như thức ăn nhanh, ớt…
3. Tập thể dục có thể giúp ích cho tình trạng mẹ bầu ngứa toàn thân
Bạn đang quan tâm về vấn đề bà bầu bị ngứa khắp người phải làm sao, tập thể dục khi mang thai có bớt ngứa không? Câu trả lời là “có”.
Bà bầu nên duy trì thói quen tập thể dục điều độ mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, thiền… Hoạt động này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó giúp giảm, thậm chí là tạm quên đi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bạn chọn những bài tập ngoài trời, đừng quên bôi kem chống nắng để bảo vệ da và chỉ tập vào sáng sớm hay chiều mát thôi nhé.
4. Tăng cường đề kháng da bằng cách giữ vệ sinh cơ thể
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể và là nơi tiếp xúc đầu tiên với môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, đây là “địa bàn lý tưởng” để các loại vi khuẩn gây bệnh tấn công, cư ngụ và “gây rối”.
Cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể, da cũng có khả năng đề kháng tự nhiên hay còn gọi là đề kháng da để chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Nếu đề kháng da suy yếu, da bạn sẽ trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương, ngứa ngáy trước sự kích thích của các tác nhân gây hại từ bên ngoài và bên trong cơ thể.
Do đó, câu trả lời cho thắc mắc bà bầu bị ngứa khắp người phải làm sao là hãy chăm sóc da đúng cách, tìm cách tăng cường đề kháng da. Thực tế, việc này rất đơn giản, ngoài việc duy trì một lối sống lành mạnh, bạn chỉ cần thường xuyên vệ sinh cơ thể bằng một sản phẩm chăm sóc da thích hợp, không có mùi hương quá mạnh để tránh gây kích ứng da.
Việc tăng cường vệ sinh cơ thể bằng một sản phẩm sữa tắm diệt khuẩn phù hợp, có khả năng kết hợp cùng đề kháng da còn giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi nhiễm vi khuẩn gây bệnh, từ đó luôn khỏe mạnh trong thai kỳ.
[embed-health-tool-due-date]