1. Định nghĩa bài tập về nhà và bài kiểm tra
Ở thời điểm hiện tại vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về bài tập, bài kiểm tra nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau:
- Bài tập về nhà: Là một hoặc nhiều nhiệm vụ được giáo viên giao cho học sinh hoàn thành ngoài giờ học trên lớp.
- Bài kiểm tra: Là việc đánh giá giáo dục nhằm đo lường kiến thức, kỹ năng, năng khiếu, thể lực hoặc hiệu suất của học sinh trong nhiều chủ đề khác nhau. Nhìn chung, việc kiểm tra thường liên quan đến việc đánh giá lại sự tiến bộ của người học trong từng đơn vị trường học.
2. Bài tập về nhà bắt nguồn từ đâu?
Bài tập về nhà có nguồn gốc như một hình phạt dành cho những học sinh không hiểu bài trên lớp. Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng đây là cách để học sinh ôn tập, củng cố những kiến thức đã học ở trường. Thông qua bài tập, học sinh có thể ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
Vào thời điểm bài tập về nhà được đưa ra, họ nghĩ đó là một phần bắt buộc của quá trình đào tạo. Từ quan điểm đó, học sinh khó có thể tiếp thu hết kiến thức nếu không làm thêm bài tập về nhà. Bài tập về nhà được coi là một trong những hình thức rèn luyện khả năng làm việc độc lập và tự học cho học sinh. Vậy ai là người phát minh ra bài tập về nhà? Hãy cùng chúng tôi khám phá nhân vật đã tạo ra nỗi ác mộng của đa số học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường ở phần tiếp theo!
3. Ai là người phát minh ra bài tập về nhà?
Ai là người phát minh ra bài tập về nhà cho học sinh? Được biết, Roberto Nevilis, một giáo viên người Ý, là người phát minh ra bài tập về nhà. Năm 1905, không lâu sau khi Robert trở thành giáo viên, ông nhận thấy các nội quy và quy định kỷ luật học sinh trong lớp và ở trường không hoàn toàn hiệu quả. Vì lý do đó mà một số học sinh bắt đầu có thái độ không hợp tác trong quá trình học tập.
Lúc đầu, ông kiên nhẫn thuyết phục học trò ngoan ngoãn và tập trung vào việc học. Nhưng họ vẫn phớt lờ lời nói của Robert, cuối cùng ông nghĩ ra cách “trị” những người học trò này. Theo đó, cuối mỗi bài học, Robert sẽ hỏi một số câu hỏi hoặc ai không nghe lời sẽ bị phạt và phải đem bài tập về nhà làm. Nếu vẫn phản đối, ông sẽ trực tiếp gọi điện cho bố mẹ đến để nói chuyện.
4. Ai là người phát minh ra bài kiểm tra?
Bên cạnh khúc mắc “ai là người phát minh ra bài tập về nhà”, ai đã phát minh ra bài kiểm tra cũng là một câu hỏi mà nhiều học sinh thắc mắc. Theo đó, căn cứ vào ghi chép từ các tài liệu lịch sử, người phát minh ra “nỗi đau” cho hàng triệu học sinh mỗi kì học có tên là Henry Fischel.
Henry Fischel là một doanh nhân tài năng và một nhà từ thiện người Mỹ. Phát minh bài kiểm tra của ông được giới thiệu vào khoảng cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, một số tài liệu khác lại chỉ ra rằng bài kiểm tra được ra đời vào đầu thế kỷ 20 bởi một giáo sư chuyên ngành Tôn giáo học tại Đại học Indiana. Điều đặc biệt rằng, người này cũng có tên là Henry Fischel.
5. Những loại bài tập về nhà cho học sinh phổ biến hiện nay
Ai là người phát minh ra bài tập về nhà, có bao nhiêu loại bài tập về nhà hiện nay? Sau khi bài tập về nhà ra đời, nhiều giáo viên đã cho ra nhiều hình thức bài tập khác nhau nhằm giúp học sinh phát triển khả năng sáng tạo của mình, cụ thể:
- Luyện tập: Đây là dạng bài tập phổ biến nhất giúp học sinh củng cố kiến thức đã học ở trường.
- Thí nghiệm: Đây là cách vận dụng kiến thức kết hợp với tính thực dụng để giải quyết một vấn đề ở xã hội.
- Chuẩn bị: Loại bài tập này giới thiệu cho học sinh những kiến thức sẽ học ở tiết sau và yêu cầu học sinh đọc trước tài liệu.
- Mở rộng: Khi giáo viên muốn học sinh áp dụng những gì đã học nhưng vẫn gặp một số thách thức để tăng cường khả năng tư duy và giải quyết vấn đề.
- Tích hợp: Để củng cố trải nghiệm của học sinh, giáo viên sẽ đưa ra yêu cầu đòi hỏi phải vận dụng nhiều kỹ năng khác nhau.
6. Lợi ích của bài tập về nhà và bài kiểm tra
Như đã chia sẻ, đáp án cho câu hỏi “ai là người phát minh ra bài tập về nhà” chính là giáo viên người Ý - Roberto Nevilis . Mục tiêu ban đầu của ông khi giao bài tập về nhà là nhằm răn đe những học sinh kém, học lực yếu. Tuy nhiên, điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho nhiều thế hệ học sinh hiện nay, cụ thể như sau:
6.1. Ôn tập lại kiến thức trên lớp
Hầu hết, các kiến thức học được trên trường đa số sẽ bị học sinh lãng quên. Để tránh tình trạng quên này, giáo viên sẽ thường xuyên giao bài tập về nhà và bài kiểm tra trên lớp nhằm giúp các em ôn tập lại kiến thức cũng như phát triển năng khiếu, khả năng sáng tạo của học sinh.
6.2. Nắm được tình trạng học tập của học sinh
Đây là cách đơn giản nhất để giáo viên, giảng viên tương tác và hiểu rõ năng lực của từng học sinh, từ đó họ có thể đưa ra định hướng giáo dục và phát triển phù hợp với tư duy của mỗi người. Bên cạnh đó, giáo viên thường sẽ sửa bài tập về nhà và trả về từng học sinh vào buổi hôm sau, điều này giúp học sinh hiểu rõ hơn những kiến thức trong sách giáo khoa, cũng như những vấn đề mà các em chưa hiểu.
6.3. Chuẩn bị tốt tinh thần cho bài kiểm tra cuối kỳ
Bài tập về nhà và các bài kiểm tra trên lớp cho chúng ta cơ hội “thử sức” trước khi thực sự làm những bài kiểm tra cuối kỳ. Đây được xem là cách giúp học sinh đạt được điểm cao trong các môn học.
6.4. Giúp học sinh có tinh thần trách nhiệm
Làm bài tập về nhà là cách giúp học sinh hình thành và phát triển tinh thần trách nhiệm. Khi công việc được hoàn thành đúng thời hạn, học sinh sẽ hình thành ý thức “đúng giờ” trong việc học hành.
7. Mặt trái của việc làm bài tập về nhà và bài kiểm tra
Song song với những lợi ích, việc làm bài tập về nhà và bài kiểm tra cũng mang lại một số rắc rối, thậm chí trở thành “nỗi sợ” của bao thế hệ học sinh bây giờ. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ở phần giải thích sau đây.
7.1. Mặt trái của việc làm bài về nhà
Vốn dĩ, nhiều học sinh muốn tìm câu trả lời cho chủ để “ai là người phát minh ra bài tập về nhà” để xem nhân vật nào đã mang đến nhiều “khổ đau” trong việc học hành. Bởi lẽ, trung bình mỗi học sinh ngày nay phải dành 8 - 9 tiếng mỗi ngày ở trường kể cả giờ ra chơi nên khoảng thời gian còn lại các em muốn được thư giãn và để đầu óc được nghỉ ngơi. Áp lực phải hoàn thành bài tập về nhà trước khi đến lớp sẽ tạo ra nhiều sự chán nản cho học sinh.
Bên cạnh đó, quá nhiều bài tập về nhà có thể gây ra tình trạng “quá tải” đối với học sinh dẫn đến những hành vi gian lận như chép bài của nhau hoặc tìm lời giải đáp án có sẵn khi làm bài tập. Nếu tình trạng này xảy ra, bài tập về nhà được giao sẽ trở nên vô nghĩa, học sinh nộp bài một cách đối phó và việc học tập sẽ trở nên không hiệu quả.
7.2. Mặt trái của bài tập về nhà
Có thể thấy, việc duy trì quá nhiều và quá coi trọng các bài kiểm tra đã dẫn đến áp lực vô hình về “điểm số” cho người học. Điểm số đã vô tình tạo ra áp lực rất lớn cho mỗi học sinh, thậm chí có nhiều học sinh đã gian lận trong các bài kiểm tra, bài thi để đạt được thành tích cao. Bên cạnh đó, cha mẹ so sánh điểm số của con mình với người khác, khiến bản thân nhiều học sinh trở nên tự ti và không dám thể hiện mình.
8. Những mẹo giúp học sinh làm bài tập về nhà hiệu quả
Trong quá trình tìm hiểu lợi ích của bài tập về nhà cũng như “ai là người phát minh ra bài tập về nhà”, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể cải thiện tính tự giác và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách độc lập, tạo ra môi trường phù hợp để tối đa hóa việc học.
Tuy nhiên, đối với nhiều trẻ không hứng thú làm bài tập về nhà thì đây được xem là nỗi “ám ảnh”. Nhằm mục đích giúp học sinh đạt được thành tích cao nhất, chúng tôi sẽ chia sẻ một số mẹo làm bài tập về nhà hiệu quả nhất hiện nay.
8.1. Bật nhạc yêu thích khi làm bài tập về nhà
Có thể nhiều người cho rằng, việc có âm thanh xuất hiện khi làm bài khiến nhiều học sinh mất tập trung. Tuy nhiên, một số trẻ lại hoàn thành tốt bài tập được giao khi được nghe bản nhạc yêu thích. Âm nhạc làm cho quá trình học tập bớt nhàm chán, mệt mỏi và thậm chí có thể tạo động lực cho trẻ.
8.2. Tạo thời gian cố định học tập tại nhà
Bạn nên thiết lập một thói quen chung về bài tập về nhà, có lịch trình cụ thể để hoàn thành mọi bài tập. Điển hình như trẻ có thể làm bài tập được giao sau bữa tối. Tất nhiên, bạn tránh tạo thời gian học tập trùng với những lịch trình của con, ví dụ như buổi xem hoạt hình, chơi thể thao,...
8.3. Nghỉ giải lao khi gặp khó khăn giải bài tập
Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc giải bài tập, hãy cho chúng nghỉ ngơi để có thể tập trung lại. Các chuyên gia thế giới cũng khuyên rằng, bạn nên dành 10 phút để làm điều gì đó vui vẻ hoặc năng động sau đó tiếp tục cố gắng giải quyết vấn đề.
8.4. Giúp đỡ khi con trẻ gặp bài tập khó
Không có gì sai khi giúp con làm bài tập về nhà, nhưng bạn chỉ cần làm điều đó khi con không thể tự mình giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, điều quan trọng nữa là sự giúp đỡ của bạn phải bình tĩnh và vui vẻ, tránh la mắng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn nên yêu cầu trẻ đọc to lại rồi cùng nhau tìm ra cách giải quyết cho bài tập.
Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã biết được đáp án cho câu hỏi “ai là người phát minh ra bài tập về nhà” trong suốt bao năm ngồi trên ghế nhà trường. Nhìn chung, dù ai tạo ra nó đi chăng nữa cũng đều hướng tới lợi ích của giáo dục và nâng cao kiến thức cho mọi thế hệ học sinh.