Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng nấc cụt không gây nguy hiểm. Nhưng nếu kéo dài sẽ khiến các bé khó chịu. Dưới đây là 18 cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể tham khảo áp dụng.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị nấc cụt. Đây được xem là hiện tượng sinh lý bình thường từ khi bé còn ở trong bụng mẹ. Trái ngược với người lớn, nấc cụt ở trẻ sơ sinh không gây khó chịu. Tuy nhiên, ngoài yếu tố sinh lý bình thường thì trẻ có thể bị nấc do những nguyên nhân dưới đây.
- Do bú bình: Trong khi bú bình, trẻ sẽ có thể nuốt không khí, khiến cho cơ hoành co thắt, tạo ra tiếng nấc
- Trào ngược dạ dày: Hiện tượng này xuất hiện do axit dạ dày đi ngược lên thực quản gây ra nấc cụt
- Thay đổi không khí đột ngột: Thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột cũng là nguyên nhân khiến bé nấc cụt, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh
- Bú quá no: Bé bú no kèm theo tình trạng nuốt hơi dẫn đến hiện tượng nấc cụt nghiêm trọng
- Dị ứng: Trẻ bị dị ứng với sữa công thức hoặc sữa mẹ có thể dẫn đến viêm thực quản, gây ra nấc cụt
Thông thường, trẻ nhỏ sẽ chỉ bị nấc vài phút 1 ngày nên mẹ không cần phải lo. Tuy nhiên, một số trường hợp, bé nấc thường xuyên, diễn ra trong thời gian dài và không có sự thuyên giảm thì rất có thể là triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm. Do đó lúc này cha mẹ không nên chần chừ mà hãy đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra.
Mách mẹ 18 mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh hay và hiệu quả
Chữa nấc cho trẻ sơ sinh thế nào, có khó thực hiện không? Mẹ không cần phải lo lắng bởi những mẹo nhỏ sau sẽ giúp gỡ rối hiệu quả.
Hạn chế cho bé nuốt không khí
Để hạn chế tình trạng nấc cụt cho trẻ sơ sinh mẹ nên điều chỉnh tư thế của bé sao cho miệng trùm hết ti. Điều này sẽ giúp bé nuốt không khí ít hơn.
Trường hợp bú bình, mẹ hãy lựa chọn núm vú phù hợp. Núm vú quá nhỏ khiến bé khó bú và nuốt không khí nhiều. Núm vú lớn, bé sẽ bú nhanh, làm đầy dạ dày và gây áp lực lên trên cơ hoành, gây ra tình trạng nấc cụt.
Vỗ lưng cho bé
Là cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Theo chuyên gia, cách làm này khá đơn giản, mẹ chỉ cần xoa nhẹ hoặc massage lưng cho bé để con ợ hơi và giảm cơn nấc. Ngoài ra mẹ cũng có thể chụm bàn tay vỗ nhẹ và thật dứt khoát sau lưng để giảm áp lực cơ hoành, chữa nấc hiệu quả.
Cho bé bú mẹ hoặc uống nước ấm
Nhiều mẹ thắc mắc, trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không? Liệu bú mẹ có khiến con sặc? Theo chuyên gia, nếu bé bị nấc trước ăn mẹ nên cho bú để con bình tĩnh. Khi bé thư giãn, cơ hoành thả lỏng sẽ giúp loại bỏ cơn nấc hiệu quả.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé uống ít nước ấm. Đây là cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả.
Chia thành nhiều bữa cho bé
Bé bú nhiều, bụng phồng lên, tăng áp lực cho cơ hoành dẫn đến nấc cụt. Vì vậy chuyên gia khuyến cáo, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, tránh bé bú nhiều một lúc. Bằng cách này, sẽ giúp hạn chế tình trạng nấc cụt khi ăn hiệu quả.
Thay đổi tư thế bú cho bé
Là mẹo dân gian chữa nấc cho trẻ sơ sinh được đánh giá cao. Bởi chúng có thể giúp bé hạn chế việc nuốt không khí vào bụng khi đang bú sữa. Theo đó, mẹ có thể cho bé nằm nghiêng khi bú. Sau khi bú xong nên giữ bé ngồi thẳng khoảng 15 phút kết hợp với việc xoa nhẹ lưng để tránh ợ hơi và nấc sau bú.
>>> Bé nhà bạn có bao giờ bị chảy máu cam không? Xem ngay:
- Mẹo chữa chảy máu cam ở trẻ em an toàn và dễ áp dụng
Làm bé bớt tập trung
Nếu bé không tập trung, cơn nấc có thể tự dưng biến mất. Do đó mẹ hãy giúp bé phân tâm bằng cách cho con chơi đồ chơi ưa thích, núm vú giả hoặc ú òa.
Massage lưng cho bé
Massage nhẹ nhàng là mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Theo chuyên gia, việc massage lưng sẽ giúp các bé thả lỏng cơ, gân. Từ đó giúp cho cơ hoành thư giãn. Để đạt hiệu quả mẹ hãy massage cho bé vài phút một ngày theo hướng thẳng đứng từ dưới lên vai.
Bịt nhẹ lỗ tai của bé
Khi trẻ sơ sinh bị nấc, mẹ hãy dùng hai ngón tay trỏ bịt nhẹ lỗ tai của con trong khoảng 30s rồi bỏ ra. Lặp lại động tác tầm 2-3 lần/ ngày.
Tuy nhiên quá trình áp dụng cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh này mẹ cần chú ý cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh để bé đau.
Làm cho bé khóc để hết nấc
Bé khóc khi nấc sẽ làm các dây thần kinh thực quản giãn nở. Từ đó loại bỏ co thắt cơ hoành giúp cho cơn nấc biến mất. Do đó khi trẻ bị nấc mẹ hãy tìm cách tác động để làm bé khóc. Đây là cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh khá đơn giản và hiệu quả nhanh.
Gãi môi hoặc tai của bé
Trẻ nấc mẹ có thể dùng tay gãi nhẹ mang tai và môi của bé tầm 1-2 phút. Mẹo dân gian chữa nấc cho trẻ sơ sinh này, sẽ giúp cơn nấc chấm dứt sau đó.
Cho bé ngậm ti giả
Ngậm núm vú giả là cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể áp dụng. Mẹo vặt này sẽ giúp cơ hoành của bé thư giãn, làm giảm và chấm dứt cơn nấc hiệu quả.
Để bé tự ngừng nấc
Bé có thể tự ngưng nấc mà không cần đến can thiệp của mẹ. Tuy nhiên nếu thời gian bị nấc kéo dài, mẹ nên áp dụng các cách trị nấc hoặc đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.
Cho bé ăn đường
Nếu bé đang ăn dặm, mẹ có thể sử dụng một ít đường. Vị ngọt của đường sẽ giúp “đánh lừa” các dây thần kinh, ngăn chặn co thắt và cắt cơn nấc hiệu quả.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh này chỉ nên áp dụng với trẻ 2 tuổi. Vì ở độ tuổi ít hơn việc dung nạp đường bừa bãi có thể khiến bé gặp các vấn đề về thận.
Dùng mật ong
Cách trị nấc cho trẻ sơ sinh tiếp theo mà mẹ có thể áp dụng là dùng gạc lưỡi rơ mật ong vào miệng để giảm nấc cụt. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, trẻ dưới 1 tuổi rất dễ dị ứng với mật ong. Vì vậy mẹ nên áp dụng biện pháp này cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Dùng hạt cây hồi
Ít ai biết rằng, hạt cây hồi cũng có tác dụng giảm nấc hiệu quả. Để thực hiện cách này mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 chén nước sôi sau đó cho ít hạt hồi vào hãm khoảng 15 phút. Đợi khi nước nguội và còn hơi ấm thì hãy cho bé sử dụng. Các cơn nấc cụt sẽ chấm dứt ngay. Tuy nhiên cách chữa nấc này cũng chỉ áp dụng cho bé 2 tuổi. Vì hạt của cây hồi không được khuyên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Giữ ấm cho bé
Trẻ bị nấc do thay đổi nhiệt độ đột ngột, mẹ nên mặc quần áo ấm hoặc quấn chăn cho con. Khi cơ thể ấm lại, cơn nấc cũng sẽ tự dưng biến mất. Không chỉ thế, theo chuyên gia, cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh này còn mang đến cảm giác vỗ về, an ủi.
Dùng lá trầu không
Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, tác dụng chống lạnh, hạ khí, tiêu sưng, sát trùng hiệu quả nên được nhiều người sử dụng chữa nấc cho trẻ sơ sinh. Để thực hiện mẹo dân gian này mẹ chỉ cần: Hơ nóng lá trầu không sau đó đắp lên trán bé khoảng 2-3 phút.
Chú ý nhiệt độ của lá trầu sau khi làm nóng có thể gây tổn thương da của trẻ. Vì vậy mẹ nhớ để nguội rồi mới tiến hành sử dụng cho con.
Cuốn chiếu hoặc giấy
Là mẹo dân gian chữa nấc cho trẻ sơ sinh được lưu truyền rộng từ nhiều đời nay. Theo đó, mẹ có thể dùng các vật nhỏ như cuốn chiếu hoặc giấy dán lên vùng giữa 2 đầu lông mày. Điều này sẽ giúp cơ thể của bé có phản ứng lại, chú ý đến những vật trên trán mà quên đi cơn nấc đang diễn ra.
Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh có an toàn không?
Với mẹo dân gian chữa nấc cho trẻ sơ sinh ở trên hiện chưa có nghiên cứu nào ghi nhận việc này có thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng nấc cụt. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch cũng như đề kháng còn yếu nên dễ mắc phải biến chứng nguy hiểm trong quá trình áp dụng các mẹo vặt này.
Vì vậy, mẹ nên thận trọng trước khi áp dụng cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trường hợp nấc cụt kéo dài tốt nhất mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả.
Lưu ý khi thực hiện cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh
Để việc chữa nấc cho bé đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ cần lưu ý một số điều sau.
- Thực hiện thao tác cho trẻ nhẹ nhàng, tránh làm con đau hoặc bị tổn thương. Vì điều này không thể giúp trẻ hết nấc mà còn gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng khác nữa
- Tuyệt đối không áp dụng mẹo trị nấc cho trẻ sơ sinh khi chưa có sự cho phép hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn, tranh gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe bé
- Nếu đã áp dụng các cách chữa nấc mà bé vẫn không cải thiện. Thậm chí xuất hiện tình trạng nôn ói, thở dốc mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ
- Hạn chế để trẻ vui đùa, rung lắc khi có hiện tượng nấc cụt xảy ra. Vì nó rất dễ dẫn đến nôn trớ
Trên đây là 18 cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh. Thông thường, tình trạng nấc cụt có thể tự hết mà không cần phải chữa trị. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài kèm theo nôn trớ, quấy khóc mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện.